Giá xăng dầu hôm nay 7/10/2022: Liên tiếp đón nhận tin vui!

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 7/10 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn sau những quyết định mới nhất từ OPEC+ và EU.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10/2022: Thị trường trong nước giảm mạnh, chỉ còn hơn 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 5/10/2022: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 6/10/2022: Dầu thô tăng vọt

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 87,12 USD/thùng, tăng 0,28 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 6/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2022 đã tăng 1,79 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 93,73 USD/thùng, tăng 0,36 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 2,12 USD so với cùng thời điểm ngày 6/10.

Giá dầu thế giới có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn sau những quyết định mới nhất từ OPEC+ và EU.

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 5/10, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm mạnh sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2022, vượt xa các dự báo được đưa ra trước đó. Quyết định này của OPEC+ được xem là một biện pháp hỗ trợ giá dầu, tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, nó cũng tạo thêm áp lực không nhỏ lên lạm phát và sẽ đẩy kinh tế toàn cầu tiến nhanh hơn đến bờ vực suy thoái kinh tế.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tại châu Âu, sau nhiều tranh cãi, EU cũng đã đạt được sự đồng thuận về việc áp trần đối với việc bán dầu của Nga cho các nước thứ 3. Theo quy định, tàu vận tải của các nước thành viên EU sẽ từ chối vận chuyển dầu Nga nếu mức giá vượt giá trần. Hiện tại, mức giá trần là bao nhiêu vẫn chưa được EU tiết lộ.

Ở diễn biến mới nhất, phản ứng trước quyết định của định của EU, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp cho những tác động tiêu cực từ trần giá mà phương Tây áp đặt lên dầu Nga.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã giảm 1,4 triệu thùng, xuống còn 429,2 triệu thùng; dự trữ xăng giảm 4,7 triệu thùng; các sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 3,4 triệu thùng.

Trước đó, theo dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/9 đã giảm khoảng 1,8 triệu thùng; dự trữ xăng giảm khoảng 3,5 triệu thùng; và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm khoảng 4 triệu thùng.

Tại thị trường trong nước, kỳ điều hành này, giá cơ sở các mặt hàng xăng, dầu giảm so với kỳ trước. Để hỗ trợ cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời duy trì công cụ Quỹ BOG để có dư địa điều hành bình ổn giá các mặt hàng xăng dầu trong giai đoạn cuối năm khi giá xăng dầu còn tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường, bảo đảm giá các mặt hàng xăng dầu trong nước điều chỉnh theo xu hướng biến động của giá thế giới, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu(riêng mức trích lập đối với mặt hàng xăng RON95 tăng nhẹ).

Tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu. Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều dầu diesel; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ;

Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước; tiếp tục khôi phục Quỹ BOG để điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, khó lường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 451 đồng/lít (như kỳ trước), xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít (kỳ trước là 450 đồng/lít), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước), dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 741 đồng/kg (như kỳ trước). Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 20.732 đồng/lít (giảm 1.049 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 711 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.443 đồng/lít (giảm 1.141 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.208 đồng/lít (giảm 328 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 21.688 đồng/lít (giảm 753 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.094 đồng/kg (giảm 562 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Như vậy, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm mạnh lần thứ 4 liên tiếp về mốc 21 ngàn đồng. Đáng chú ý, giá dầu diesel vẫn cao hơn hai loại xăng thông dụng tại Việt Nam với mức giá 22.208 đồng/lít.

Thu Uyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán