Giá xăng dầu hôm nay 3/6/2024: Một tuần lao dốc "mãnh liệt" | |
Giá xăng dầu hôm nay 4/6/2024: Trượt dốc dài, xăng trong nước tại kỳ điều hành sẽ ra sao? |
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu thế giới giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng. Sự lao dốc sốc này là do các nhà đầu tư lo ngại quyết định sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) dẫn đến nguồn cung cao hơn vào cuối năm mặc dù tăng trưởng nhu cầu đã chậm lại.
Nguồn ảnh: Internet |
Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm về 74,041 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm về 78,125 USD/thùng. Nếu so với tháng trước, giá dầu thô giảm 5,63%, dầu Brent giảm 6,26% và so với cùng kỳ năm trước, giá dầu thô đã tăng 2,49% và dầu Brent tăng 2,15%. Hiện tại, giá dầu thô Brent đã giảm hơn 3% xuống mức 78 USD/thùng với mức thấp nhất trong 4 tháng sau khi OPEC+ công bố kế hoạch dần nới lỏng một số thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu.
Thị trường dầu đã chịu tác động mạnh sau khi dữ liệu Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tháng 5/2024 của Mỹ được công bố chỉ đạt 48,7 điểm. Với mức điểm dưới 50 phản ánh sự suy giảm của các hoạt động sản xuất chế tạo. Chỉ số PMI tại một số vùng công nghiệp lớn của Mỹ như Chicago đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 - đây cũng là thời điểm Mỹ đang phong toả chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, giới đầu tư còn lo ngại các nước sản xuất dầu thô của liên minh OPEC+ dần tăng trở lại. OPEC+ cũng dự định sẽ dần dần loại bỏ việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong năm tới, bắt đầu từ tháng 10. Đến tháng 12, hơn 500.000 thùng/ngày dự kiến sẽ quay trở lại thị trường với tổng số 1,8 triệu thùng/ngày sẽ quay trở lại vào tháng 6/2025.
Bên cạnh đó, OPEC+ duy trì mức cắt giảm sản lượng bổ sung 3,6 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2025. Tháng trước, dầu mỏ giá mất khoảng 6% do những bất ổn về phía cầu đè nặng lên thị trường. Giá dầu gần đây bị áp lực bởi lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kéo dài lãi suất cao đem tới khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết, kết quả này tiêu cực đối với giá dầu loại bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện cho thấy mong muốn mạnh mẽ của một số thành viên OPEC+. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng quyết định của OPEC+ sẽ khiến giá dầu ngày càng giảm do lãi suất cao và sản lượng ngày càng tăng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC như Mỹ.
Dấu hiệu tăng trưởng nhu cầu suy yếu cũng đè nặng lên giá dầu trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, những nỗ lực của Mỹ nhằm bổ sung dầu cho kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) của nước này có thể hỗ trợ phần nào cho giá dầu. Bộ Năng lượng Mỹ ngày 3/6 cho biết Mỹ đang mua thêm 3 triệu thùng cho SPR với mức giá trung bình là 77,69 USD/thùng.
Trong nước, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường thế giới. Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và cũng không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Như vậy, giá xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường từ ngày 30/5/2024 như sau: Giá xăng E5RON92 giảm 518 đồng/lít và ở mức không cao hơn 21.759 đồng/lít, thấp hơn xăng RON95-III 760 đồng/lít. Trong khi đó, giá xăng RON95-III giảm 694 đồng/lít và giao dịch ở mức 22.519 đồng/lít Cùng với đó, giá dầu diesel 0.05S giảm 90 đồng/lít và ở mức 19.747 đồng/lít. Đi ngược với chiều giảm, giá dầu hỏa tăng 29 đồng/lít giao dịch ở mức 19.931 đồng/lít; Trong khi đó, giá dầu mazut 180CST 3.5S tăng 25 đồng/kg, ở mức không cao hơn 17.538 đồng/kg.
Với lần điều chỉnh mới nhất này, tính từ đầu năm 2024, giá xăng trong nước đã 22 lần điều chỉnh và sau lần tăng mạnh trong tuần trước, giá xăng đã giảm lần thứ 3 trong tháng 5. Theo cơ quan điều hành, giá xăng dầu trong nước giảm là bởi thị trường thế giới cũng vừa giảm mạnh và nguồn cung dầu ổn định.
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 23 - 29/5) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Đồng USD giảm giá, tâm lý lo ngại về lãi suất của Mỹ không giảm xuống trong thời gian dài, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn… Những yếu tố trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng/giảm tùy từng phiên giao dịch.
Ở lần điều chỉnh này (ngày 30/5), Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Theo các cơ quan điều hành, việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước luôn đảm bảo thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15. Đồng thời, việc điều chỉnh giá xăng dầu còn xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu trong nước sẽ biến động theo tình hình xăng dầu thế giới. Dự báo kỳ điều hành tới (6/6), giá xăng sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh, có thể giảm tới 500 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 3/6/2024: Một tuần lao dốc "mãnh liệt" Tuần qua, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm và ghi nhận mức giảm đối với dầu Brent giảm 0,6%. Cùng với đó, giá ... |
Giá xăng dầu hôm nay 4/6/2024: Trượt dốc dài, xăng trong nước tại kỳ điều hành sẽ ra sao? Hiện tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm ... |
Linh Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|