Giá xăng dầu hôm nay 26/8/2022: Duy trì đà giảm

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h20 ngày 26/8 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới duy trì đà tăng mạnh trong bối cảnh thị trường ghi nhận triển vọng tiêu thụ dầu năng lượng ở Mỹ tăng cao. Thông tin dự trữ dầu thô và tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm mạnh cộng với việc thoả thuận hạt nhân Iran gặp khó đã hỗ trợ giá dầu hôm nay tăng vọt, trong đó dầu Brent đã vượt mức 102 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/8/2022: Thị trường bình ổn giá

Giá xăng dầu hôm nay 24/8/2022: Dầu thô bất ngờ tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 25/8/2022: Dầu thô tăng vọt, lên mức 100 USD/thùng

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 95,41 USD/thùng, tăng 0,52 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 25/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2022 đã tăng 1,7 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 101,99 USD/thùng, tăng 0,77 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 1,76 USD so với cùng thời điểm ngày 25/8.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của nước này đã giảm 3,3 triệu thùng, tồn kho xăng giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước trước.

Thông tin này cho thấy nhu cầu năng lượng của Mỹ đang có xu hướng phục hồi mạnh, bất chấp việc nước này đang thực hiện việc xả kho dự trữ chiến lược 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, dữ liệu tồn kho dầu thô và xăng dầu cũng cho thấy sức tiêu thụ xăng của nền kinh tế Mỹ đang có chiều hướng suy giảm. Một chỉ báo tiêu cực về nguy cơ suy giảm kinh tế trong thời gian tới.

Giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ mạnh bởi quan điểm cứng rắn, không nhượng bộ về vấn đề Thoả thuận hạt nhân của Iran. Điều này đã thu hẹp đáng kể khả năng hoạt động xuất khẩu dầu của Iran được nới lỏng.

Trước đó, giá dầu thô có xu hướng tăng mạnh khi Ả Rập Xê-út đề cập đến khả năng OPEC+ có thể xem xét cắt giảm sản lượng trong trường hợp sản lượng dầu của Iran tăng. Những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu từ Mỹ khi cao điểm mùa bão đến gần cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.

Áp lực nguồn cung dầu thô cũng đang lớn dần khi thời điểm các lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu thô Nga và mùa đông khắc nghiệt ở châu Âu đang đến gần. Tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài ở châu Âu và Trung Quốc cũng được cảnh báo sẽ làm tăng các nhu cầu về dầu thô.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 22/8, Liên Bộ Công Thương-Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành từ ngày 22/8 cho các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới và các mục tiêu điều hành giá, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít (kỳ trước là 700 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 493 đồng/lít (kỳ trước là 750 đồng/lít), dầu diesel ở mức 250 đồng/lít (kỳ trước là 350 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 650 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 641 đồng/kg (kỳ trước là 716 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 niêm yết không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III niêm yết không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S niêm yết không cao hơn 23.759 đồng/lít; giá dầu hỏa niêm yết không cao hơn 24.056 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S niêm yết không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Giá xăng nhập lại sắp chạm mốc 30.000 đồng/lít

Theo dữ liệu mới công bố của Bộ Công Thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng mạnh lên gần 116 USD/thùng. Mức giá này tương đương ngày 20/7, khi đó giá xăng trong nước ở mức 29.675 đồng/lít.

Giá dầu thô toàn cầu cũng bật tăng trở lại trên mức 100 USD/thùng. Nguyên nhân là do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang xem xét cắt giảm sản lượng nhằm duy trì đà tăng của giá dầu.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán