Giá xăng dầu hôm nay 24/8/2022: Dầu thô bất ngờ tăng mạnh

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 24/8 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thế giới tăng mạnh nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ phục hồi khi Trung Quốc liên tiếp thực hiện các quyết định hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế.

Giá xăng hôm nay 22/8/2022: Chấm dứt đà giảm?

Bất ngờ với điều chỉnh giá xăng trong nước chiều nay (22/8)

Giá xăng dầu hôm nay 23/8/2022: Thị trường bình ổn giá

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 90,74 USD/thùng, tăng 0,38 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 23/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2022 đã tăng 1,23 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,69 USD/thùng, tăng 0,21 USD/thùng trong phiên và đã tăng 1,09 USD so với cùng thời điểm ngày 23/8.

Giá dầu tăng mạnh nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ phục hồi khi Trung Quốc liên tiếp thực hiện các quyết định hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế.

Ngân hàng Trung Quốc (PBoC) ngày 22/8 tiếp tục thông báo hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, PboC hạ lãi suất cho vay tiêu chuẩn (LPR) kỳ hạn 1 năm giảm 0,05 điểm phần trăm – từ mức 3,7% xuống 3,65%. Tuần trước, PBOC cũng đã cắt giảm lãi suất của cơ chế cho vay trung hạn (MLF) và một cơ chế cho vay ngắn hạn.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Không chỉ tại Trung Quốc, thị trường cũng đặt kỳ vọng nhu cầu dầu ở châu Âu sẽ tăng mạnh khi nhiều quốc gia trong khu vực đang bế tắc trong việc đảm bảo nguồn cung khí cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc kêu gọi việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, các quốc gia châu Âu sẽ phải tìm đến các nguồn cung khác, trong đó có dầu thô. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ khi mà các lệnh cấm vận dầu thô Nga sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Giá dầu hôm nay còn được thúc đẩy bởi thông tin OPEC+ có thể sẽ giảm sản lượng trước khả năng Iran tăng nguồn cung thời gian tới. Đây được xem là động thái tạo thế căn bằng cung-cầu và đảm bảo giá dầu ở mức lý tưởng của OPEC+.

Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, giá dầu ngày 23/8 cũng đang chịu áp lực lớn từ đồng USD mạnh hơn và diễn biến thời tiết nắng nóng, hạn hán tiêu cực kéo dài ở Trung Quốc đang đe doạ làm đứt gãy, gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng ở nước này.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 22/8, Liên Bộ Công Thương-Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành từ ngày 22/8 cho các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới và các mục tiêu điều hành giá, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít (kỳ trước là 700 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 493 đồng/lít (kỳ trước là 750 đồng/lít), dầu diesel ở mức 250 đồng/lít (kỳ trước là 350 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 650 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 641 đồng/kg (kỳ trước là 716 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 niêm yết không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III niêm yết không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S niêm yết không cao hơn 23.759 đồng/lít; giá dầu hỏa niêm yết không cao hơn 24.056 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S niêm yết không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân, châu Âu đang tự cứu lấy mình

Iran mới đây đã phản hồi lại đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) để tái kích hoạt thỏa thuận năm 2015, trong khi EU hiện đang tham vấn với Mỹ để có các bước đi tiếp theo.

Đề xuất của EU được xem là cơ hội cuối cùng để cứu thỏa thuận hạt nhân với Iran, nhằm hạn chế hoạt động hạt nhân của nước này để đổi lấy việc Tehran sẽ được nới lỏng các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh trừng phạt ngành dầu khí.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nếu thỏa thuận hạt nhân Iran "hồi sinh", Tehran có thể tăng công suất khai thác dầu trong vòng vài tháng, nguồn cung từ đó tăng thêm hàng trăm nghìn thùng mỗi ngày. Điều này có thể giúp giải toả sự thắt chặt nguồn cung trên thị trường dầu toàn cầu vốn đang chịu tác động lớn sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.

Kỳ vọng nguồn cung dầu từ Iran có thể nhanh chóng tăng trở lại là yếu tố giữ giá dầu thô Brent ở mức dưới 100 USD/thùng trong tháng này.

Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển của EU, có hiệu lực từ ngày 5/12, càng khiến cho khối này có thêm động lực để đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại RBC Capital Markets, Helima Croft nhận định rằng: "Khi giá đầu WTI ở mức 100 USD, việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ giống như một chiến thắng về trung hạn. Tuy nhiên, với giá cả năng lượng và tình hình an ninh hiện tại, thỏa thuận này không còn quá hấp dẫn với Mỹ. Châu Âu hiện có nhiều động lực hơn để hồi sinh thỏa thuận, trong bối cảnh châu lục này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng khi các lệnh trừng phạt Nga có hiệu lực vào tháng 12".

Bà Croft nói rằng, lệnh trừng phạt Nga, cùng với lệnh cấm tự nguyện của Đức và Ba Lan với việc nhập khẩu dầu Nga, sẽ ảnh hưởng tới 2 triệu thùng dầu/ngày của nước này.

Người sáng lập, CEO của công ty phân tích thị trường đầu toàn cầu Vanda Insights, Vandana Hari cũng cho rằng, EU không có nhiều lựa chọn thay thế nếu thực thi lệnh cấm với tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển sau ngày 5/12.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục