Giá xăng dầu hôm nay 23/10/2022: Đảo chiều 'tụt dốc'

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 8h50 ngày 23/10, giá xăng dầu thế giới dần ổn định khi triển vọng về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc cao hơn và đồng USD suy yếu làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng tác động của việc tăng lãi suất đối với việc sử dụng nhiên liệu.

Giá xăng dầu trong nước chiều nay (21/10) có thể tăng 900 đồng/lít?

Giá xăng dầu hôm nay 21/10/2022: Hồi hộp chờ thị trường trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 22/10/2022: Đồng loạt tăng nhẹ

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 23/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,98 USD, xuống 84,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,35 USD, xuống còn 93,3 USD/thùng. Kết tuần dầu Brent đã tăng 2% trong tuần, trong khi WTI giảm khoảng 0,7%.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giá dầu dần ổn định khi triển vọng về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc cao hơn và đồng USD suy yếu làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của việc tăng lãi suất đối với việc sử dụng nhiên liệu.

Đồng USD giảm giá so với các đồng tiền tệ khác sau khi một báo cáo cho biết một số quan chức Fed đã báo hiệu sự bất an lớn hơn với việc tăng lãi suất lớn để chống lạm phát, ngay cả khi đã sắp xếp một đợt tăng lãi suất lớn khác vào tháng 11.

Ngày 21/10, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến gần hơn một bước tới việc thiết lập giới hạn giá khí đốt sau nhiều tháng thảo luận, với việc Đức hiện thừa nhận rằng ý tưởng này "có lý". Một trong những trở ngại lớn nhất là liệu có nên áp đặt giới hạn giá khí đốt hay không, Đức và một số nước khác cảnh giác về những tác động thị trường tiềm tàng từ chính sách này.

Sự ủng hộ chính trị từ tất cả 27 nguyên thủ quốc gia có nghĩa là trong những tuần tới, các bộ trưởng năng lượng châu Âu và Ủy ban châu Âu – cơ quan điều hành của EU – sẽ đi sâu hơn và triển khai xem "hành lang giá động tạm thời" sẽ diễn ra như thế nào.

Giá khí đốt của châu Âu đã tăng vọt sau căng thẳng với Nga, nước từng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của châu Âu.

Tại kỳ điều chỉnh giá lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel ở mức 0 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 21.496 đồng/lít (tăng 204 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 736 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 22.344 đồng/lít (tăng 337 đồng so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 24.783 đồng/lít (tăng 596 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 23.663 đồng/lít (tăng 843 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Riêng dầu mazut 180CST 3.5S có giá bán không cao hơn 13.899 đồng/kg và giảm 195 đồng/lít so với giá bán hiện hành.

Trên thế giới, vào lúc 7h30 ngày 22/10 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 85,14 USD/thùng, tăng 0,63 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 93,50 USD/thùng, tăng 1,12 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu duy trì đà tăng nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, phục hồi mạnh khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng và nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông ở châu Âu.

Nguồn cung dầu thô thắt chặt bởi các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 đối với dầu thô Nga cũng như quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu đi lên. Bên cạnh đó, đồng USD mất giá khi thị trường ghi nhận thông tin Fed có thể xem xét giảm tốc tăng lãi suất cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu ngày 22/10 duy trì đà tăng mạnh.

Hạ Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán