Giá xăng dầu hôm nay 22/9/2022: Giảm cực mạnh, về sát mốc 22.000 đồng/lít

(Banker.vn) Chiều qua (21/9) Liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục điều chỉnh giá xăng. Giá xăng RON 95 lại giảm thêm 630 đồng mỗi lít, xăng E5 RON 92 cũng giảm 450 đồng. Dầu giảm mạnh hơn, ở mức 380-1.970 đồng mỗi lít.

Giá xăng dầu hôm nay 20/9/2022: Vững đà tăng, tin vui đối với giá xăng trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2022: Sẽ giảm mạnh vào phiên chiều?

[Tin vui] Giá xăng trong nước giảm về mốc hơn 21.000 đồng/lít

Sau quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Cụ thể, từ 15h, mỗi lít xăng RON 95 giảm 630 đồng, về mức 22.580 đồng/lít và E5 RON 92 là 21.780 đồng/lít, tức giảm 450 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm mạnh hơn, với mức 1.650 đồng một lít, có giá bán tối đa là 22.530 đồng/lít. Tương tự, mỗi lít dầu hỏa cũng giảm 1.970 đồng, còn 22.440 đồng/lít. Dầu mazut giảm 380 đồng/kg, chỉ còn 14.650 đồng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tại kỳ này, cơ quan điều hành trích lập quỹ bình ổn với xăng là 450-451 đồng/lít, còn dầu là 300-741 đồng/lít hoặc kg. Sau khi giảm, giá xăng đã về mức giá tương đương tháng 10/2021.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 25 lần điều chỉnh với 13 lần tăng, 11 lần giảm và một lần giữ nguyên. Riêng giá xăng đã có kỳ giảm giá lần thứ 8 từ đầu tháng 7.

Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh theo diễn biến giá thế giới. Trên thị trường thế giới, giá dầu lao dốc mạnh, mất mốc 90 USD/thùng. Theo Oilprice, vào lúc 18h15 ngày 19/9 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 83,42 USD/thùng, giảm 1,99% so với phiên trước đó. Còn dầu thô Brent giao dịch ở mức 89,71 USD/thùng, giảm 1,8% so với phiên liền trước.

Trong nước, các chính sách, quy định liên quan đến việc điều hành thị trường xăng dầu tiếp tục được quan tâm. Tại phiên họp ngày 19/9, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật giá (sửa đổi), trong đó vẫn duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong khi, quỹ này trước đó đã từng nhiều lần được các doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất bỏ để giúp thị trường minh bạch, lành mạnh hơn.

Liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây cũng chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các phương án để giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu.

Trên thị trường thế giới, ghi nhận vào lúc 5h50 ngày 22/9 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu có xu hướng giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm mạnh trong bối cảnh rủi ro tăng trưởng kinh tế ngày một lớn, thậm chí nhiều nền kinh tế hàng đầu như Mỹ được dự báo sớm rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế khi Fed tăng mạnh lãi suất.

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 84,02 USD/thùng, tăng 0,08 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 21/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2022 đã giảm tới 1,2 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 90,66 USD/thùng, tăng 0,04 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 1,31 USD so với cùng thời điểm ngày 21/9.

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại Mỹ và Trung Quốc cũng đang được ghi nhận yếu hơn do giá năng lượng ở mức cao và dịch bệnh.

Dữ liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng 1,035 triệu thùng; dự trữ xăng tăng 3,225 triệu thùng; và dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng 1,538 triệu thùng.

Tại Trung Quốc, theo dữ liệu được công bố thì tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này trong tháng 8 đã giảm 9,4% so với cùng kỳ 2021, xuống còn khoảng 9,5 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà máy lọc dầu hoạt động cầm chừng hoạch dừng hẳn và biên lợi nhuận lọc dầu không hấp dẫn.

Đồng USD tăng mạnh cũng là tác nhân khiến giá dầu hôm nay đi xuống. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi thông tin OPEC+ không đạt được mức sản lượng mục tiêu 3,58 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục