Giá xăng dầu hôm nay 19/7/2023: Đà giảm "không phanh", xăng trong nước "hưởng lợi"? | |
Giá xăng dầu hôm nay 20/7/2023: Thế giới tăng, thị trường trong nước ra sao? |
Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, dầu Brent giảm 17 cent, tương đương 0,21%, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 40 cent xuống mức 75,35 USD/thùng. Theo Reuters, giá dầu đã trượt dốc vào cuối phiên, đánh mất mức tăng nhẹ trước đó trong phiên. Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 1 USD ở phiên giao dịch trước.
Hạn chế đà giảm của giá dầu hôm nay nhờ dữ liệu về dự trữ xăng, dầu của Mỹ giảm. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vừa có báo cáo về dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước. Theo đó, dự trữ dầu thô đã giảm 708.000 thùng, xuống 457,4 triệu thùng, thấp hơn so với kỳ vọng giảm 2,4 triệu thùng của các nhà phân tích; dự trữ xăng cũng giảm 1,1 triệu thùng. Đồng USD tăng cũng góp phần đẩy giá dầu trượt dốc.
Trong khi đó, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore vẫn giữ đà tăng. Mức tăng so với giá tại kỳ điều hành trước (11/7) tương đối cao. Một lãnh đạo đầu mối xăng dầu phía nam tính toán, dựa vào dữ liệu giá nhập khẩu tính đến ngày 19/7, giá xăng nhập khẩu chênh với giá bán trong nước trên 1.000 đồng/lít, giá dầu nhập khẩu có mức chênh lệch thấp hơn, dao động từ 400 - 600 đồng/lít.
Các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày 21/7, xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước có thể tăng 800-1.000 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng 500-600 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chi quỹ bình ổn, giá xăng dầu có thể tăng ít hơn.
Tại kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 11/7, xăng E5 RON 92 giảm 60 đồng/lít, xuống 20.410 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 70 đồng/lít, lên 21.490 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 450 đồng/lít lên 18.610 đồng/lít.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, với hạ tầng xăng dầu, dự trữ dầu thô và sản phẩm chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20-25 ngày nhập ròng, xăng dầu thương mại đáp ứng 30-35 ngày, còn hạ tầng dự trữ quốc gia là 15-30 ngày nhập khẩu ròng.
Với LPG, hạ tầng dự trữ đạt sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021-2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030. Do vậy, Việt Nam sẽ xây mới 500.000m3 kho chứa xăng dầu đến 2030 phục vụ dự trữ quốc gia. Kho dự trữ dầu thô sẽ được xây mới 1-2 kho tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn), với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô.
Với hạ tầng dự trữ thương mại, sẽ tiếp tục khai thác 89 kho hiện nay và mở rộng, nâng công suất các kho thương mại lên khoảng 1,4 triệu m3. Cùng đó, 59 kho xăng dầu thương mại sẽ được xây mới tại các địa phương, tổng công suất khoảng 5,1 triệu m3. Hệ thống đường ống xăng dầu hiện có với 580,9km cũng sẽ được đầu tư nâng cấp sau đó xây mới tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ kho đầu nguồn tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành.
Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia.
Thu Uyên (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|