Giá xăng dầu hôm nay 20/11/2022: Hồi hộp chờ tín hiệu trong nước ngày mai

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 20/11 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có khả năng giảm đi đáng kể bởi rủi ro địa chính trị và áp lực suy thoái kinh tế, và đặc biệt là diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Giá xăng dầu hôm nay 18/11/2022: Dầu hạ nhiệt phiên giao dịch cuối tuần

Bộ Công Thương ra công điện về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/11/2022: Giá trên thị trường thế giới lao dốc mạnh

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 80,26 USD/thùng, giảm 1,14 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 87,86 USD/thùng, giảm 1,92 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thế giới giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có khả năng giảm đi đáng kể bởi rủi ro địa chính trị và áp lực suy thoái kinh tế, và đặc biệt là diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trung Quốc, tuần trước, đã công bố nới lỏng một số quy định phòng chống dịch. Tuy nhiên, những ngày gần đây, với việc số ca nhiễm Covid-19 mới tăng nhanh tại nhiều thành phố lớn, các biện pháp phòng chống dịch đã được triển khai như xét nghiệm hàng loạt, hạn chế đi lại… Điều này đã làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Trước đó, theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, doanh số bán lẻ tháng 10 của nền kinh tế nước này đã giảm 0,5% so với 1 năm trước đó; sản xuất công nghiệp tăng 5%, thấp hơn dự báo 5,2% được đưa ra trước đó; dầu tư trong lĩnh vực sản xuất giảm so với tháng 9/2022.

Giá dầu giảm mạnh còn do các tổ chức dầu mỏ liên tiếp đưa dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2023 yếu hơn các dự báo trước đó.

Theo đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu năm 2023 là 1,16 triệu thùng/ngày, giảm 320.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó; OPEC dự báo tăng trưởng năm 2023 là 2,24 triệu thùng/ngày, giảm 100.000 ngàn thùng so với dự báo trước; Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo tăng 1,6 triệu thùng/ngày, giảm 100.000 thùng so với dự báo trước. Ngoài ra, đồng USD mạnh hơn cũng là nhân tố khiến giá dầu thô đi xuống.

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 20/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương: Cụ thể, giá xăng giá xăng E5 RON 92 tăng 838 đồng/lít, lên 22.711 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.111 đồng/lít, lên 23.867 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng lên 24.747 đồng/lít; dầu diesel giảm 87 đồng/lít xuống 24.983 đồng/lít; dầu mazut tăng 678 đồng/kg lên 14.760 đồng/kg.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/11 của một thùng xăng RON 92 là 95,2 USD, RON 95 là 101,1 USD, giảm so với chu kỳ trước. Còn giá dầu cũng xuống dưới 127 USD một thùng.

Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối tại phía Nam cho rằng giá xăng dầu thế giới tuần qua biến động đi xuống nên kỳ điều hành ngày 21/11, giá mặt hàng này sẽ đồng loạt điều chỉnh.

"Giá xăng có thể giảm 100-300 đồng, còn dầu hạ 400-500 đồng. Nếu cơ quan quản lý sử dụng và trích quỹ, giá xăng và dầu sẽ giữ nguyên", lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối phía Nam cho hay.

Đồng quan điểm, theo giám đốc một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc, kỳ điều hành tới, cơ quan quản lý có thể giữ nguyên giá xăng dầu nếu trích Quỹ. Nguyên nhân là các doanh nghiệp phân phối vẫn không có lãi, nếu tiếp tục giảm giá, các đơn vị này sẽ rất khó khăn vì thua lỗ kéo dài.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán