Bất ngờ với kỳ điều chỉnh giá xăng trong nước chiều nay (11/9/2023) | |
Giá xăng dầu hôm nay 12/9/2023: Chấm dứt đà tăng, xăng trong nước đón "tin vui" |
Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2023 ở mức 86,64 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2023 đứng ở mức 90,55 USD/thùng. Giá dầu thế giới tăng trở lại khi các nhà đầu tư chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô vào cuối tuần này để có thể cho dự đoán liệu châu Âu và Mỹ có tiếp tục tăng lãi suất hay không.
Nguồn ảnh: Internet |
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi dữ liệu ngành về tồn kho dầu thô của Mỹ. Một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 8/9. Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ được công bố vào hôm 13/9 có thể đưa ra chỉ dẫn về việc liệu có tăng lãi suất nữa hay không.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ công bố quyết định lãi suất vào hôm 14/9 và Ủy ban Châu Âu đang dự báo khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng chậm hơn dự kiến trước đó vào năm 2023 và 2024. Châu Âu dự kiến sẽ có một mùa bảo trì nhẹ các nhà máy lọc dầu trong mùa thu này do các nhà máy lọc dầu mong muốn thu được lợi nhuận từ tỷ suất lợi nhuận cao, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu thô. T
heo công ty tư vấn Wood Mackenzie, công suất nhà máy lọc dầu ngoại tuyến ở châu Âu được chốt ở khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng sẽ công bố báo cáo hàng tháng trong tuần này.
IEA tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 xuống 1 triệu thùng/ngày, với lý do điều kiện kinh tế vĩ mô mờ nhạt. Trong khi đó, báo cáo tháng 8 của OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.471 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.871 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 23.055 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.118 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.704 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương vào chiều 11/9. Cụ thể, giá hai mặt hàng xăng E5 RON 92 và RON 95 giữ nguyên; giá dầu tăng cao nhất 410 đồng/lít và giá dầu mazut không đổi.
Đã đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2023, 4 doanh nghiệp đầu mối bị thanh tra đang nắm giữ hàng trăm tỷ đồng từ QBO. Cụ thể, trong số 33 doanh nghiệp đầu mối, Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà đang có số dư QBO lớn thứ 2 (chỉ đứng sau Petrolimex) với tổng số 595 tỷ đồng.
Đứng thứ 3 là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, đơn vị tồn quỹ lên đến 428,7 tỷ đồng. Số tiền QBO Công ty TNHH Thương mại Vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil đang nắm giữ tại ngày 31/3/2023 là 219,9 tỷ đồng và Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát là 71,29 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến ngày 31/7/2023, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã đạt tới 7.438 tỷ đồng, tăng gần 1,8 lần so với số dư vào cuối năm 2022 và là mức cao nhất từ quý I/2021. Quỹ tăng mạnh nhờ cơ quan quản lý liên tục trích lập và hầu như không chi sử dụng quỹ.
Tính từ đầu năm đến nay, dù thị trường có nhiều biến động nhưng tần suất sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để can thiệp thị trường hầu như không có trong khi cơ quan quản lý đều đặn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trích lập QBO để gia tăng số dư.
Theo thống kê, với mặt hàng xăng E5 RON92, trong 26 kỳ điều hành từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý chỉ chi sử dụng vỏn vẹn 3 lần với mức chi 350 đồng, 121 đồng và 850 đồng/lít cho 3 kỳ điều hành đầu tiên của năm 2023. Tương tự, mức trích sử dụng Quỹ với xăng RON95 cũng chỉ được áp dụng 3 lần trong các ngày trên với mức chi 400 đồng, 103 đồng và 950 đồng/lít (tổng cộng 1.453 đồng/lít).
Dầu disel và dầu hỏa chỉ được trích sử dụng quỹ một lần duy nhất với mức trích 400 đồng/lít vào ngày 1/8/2023. Dầu mazut cũng được trích sử dụng 3 lần với số tiền 100 đồng, 300 đồng và 150 đồng/lít.
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, số tiền trích lập vào QBO với xăng RON 95-III là hơn 3.200 đồng/lít; E5 RON 92 trên 3.400 đồng/lít. Với dầu diesel và dầu hỏa lần lượt khoảng 6.900 đồng và 5.700 đồng/lít. Còn dầu mazut đã trích 2.700 đồng/kg vào quỹ.
Ở chiều ngược lại, số chi sử dụng từ quỹ cho RON 95-III là hơn 1.400 đồng và 1.320 đồng/lít với RON 95-III và E5 RON 92. Các mặt hàng dầu được chi 300-700 đồng/lít, kg tùy loại trong 7 tháng qua.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu là đúng đắn nhất để xăng dầu có giá sát thị trường. Quỹ này thời gian qua có nhiều ý kiến đánh giá hoạt động không hiệu quả, cho nên phải có những giải pháp thay thế.
Để thị trường xăng dầu hiệu quả, tránh đứt gãy nguồn cung, quan trọng nhất phải dự trữ bằng hiện vật là nguồn xăng dầu thay vì để tiền trong quỹ rồi điều hành như hiện nay. Việc bỏ quỹ cũng tránh nguy cơ hàng nghìn tỷ đồng nằm trong quỹ bị sử dụng sai mục đích, không hiệu quả trong khi đây là số tiền do người dân đóng góp thông qua mua xăng dầu.
Cần dẹp bỏ quỹ, giải phóng nguồn lực cho xã hội cũng là quan điểm của PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khi bàn về hiệu quả của QBO. Về QBO bị doanh nghiệp chiếm dụng, không nộp lại ngân sách, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo quy định, Bộ Công Thương đã gửi văn bản sang Bộ Tài chính lưu ý về vấn đề này.
Về tình trạng doanh nghiệp lạm dụng quỹ bình ổn, ông Hải cho rằng, cần phải hỏi thêm ngân hàng và so sánh trường hợp này giống như việc một người được cấp bằng lái xe nhưng vẫn đi vào đường cấm hoặc gây tai nạn và đương nhiên người lái xe vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Linh Linh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|