Giá xăng dầu hôm nay 11/3/2024: Một tuần "rực lửa" trên cả hai sàn giao dịch | |
Giá xăng dầu hôm nay 12/3/2024: Tiếp đà suy yếu sau tuần giảm sâu |
Trên thị trường thế giới, ghi nhận vào lúc 5h ngày 13/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI đạt 77,82 USD/thùng trong khi giá dầu Brent đạt 82,2 USD/thùng. Hai nguồn tin thân cận cho biết, hiện tại Saudi Aramco - tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Arabia đang có kế hoạch giảm nguồn cung dầu thô Arab Heavy cho khách hàng ở châu Á trong tháng 4/2024 với lý do kế hoạch bảo trì mỏ dầu.
Cùng với đó, Saudi Aramco - nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đảm bảo sẽ duy trì sản lượng trong tháng Tư đối với các loại dầu thô khác. Trong phiên giao dịch tuần trước, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở khoảng 5% - mức mà nhiều nhà phân tích cho là "tham vọng" nếu nước này không tăng cường các biện pháp kích thích.
Được biết, Trung Quốc là đất nước nhập khẩu dầu thô và tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới trong hai tháng đầu năm và tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn trong các tháng trước.
Về phía nguồn cung, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+ cho biết đầu tháng này họ đã nhất trí tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý II/2024. Ông Amin Nasser - Giám đốc điều hành Saudi Aramco khẳng định nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại Trung Quốc nói riêng, toàn cầu nói chung năm nay sẽ ở mức tích cực.
Nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong năm nay được dự kiến đạt trung bình 104 triệu thùng/ngày và tăng 1,5 triệu thùng/ngày so với năm 2023. Theo Reuters, các nhà đầu tư dầu mỏ dường như bỏ qua yếu tố xung đột địa chính trị mà ban đầu được coi là nguyên nhân thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Một chuyên gia của công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết: "Có vẻ như xung đột ở Trung Đông không nằm trong danh sách đáng quan tâm của các nhà đầu tư vì nó không dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung đáng kể". Mặt khác, nhiều người cũng hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết hạn chế sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh.
Khảo sát của Bloomberg và Reuters cho thấy, sản lượng dầu của OPEC+ trong tháng 2 cao hơn tháng trước - khi mà một số quốc gia vẫn sản xuất vượt quá hạn ngạch chính điều này đã tác động khiến giá dầu suy yếu. Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị kéo dài tại Trung Đông và Nga đã hạn chế đà sụt giảm của giá dầu.
Trước đó, các cuộc đàm phán quốc tế về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đang rơi vào bế tắc cùng với đó là căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn đang được tiếp diễn. Và mới đây, Ukraine đã từ chối lời kêu gọi đàm phán chấm dứt chiến tranh với Nga của Giáo hoàng Francis. Giới đầu tư đang chờ đợi loạt báo cáo tháng 3 của các tổ chức lớn gồm OPEC, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ được công bố trong tuần này.
Giá dầu hôm nay dự báo duy trì đà tăng nhẹ và khó có biến động mạnh do chưa thấy yếu tố nào tác động đáng kể.
Trong nước, giá xăng dầu thành phẩm tham chiếu từ thị trường Singapore cho thấy biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng nhẹ. Hiện tại, giá giao dịch sáng ngày 13/3, chiết khấu bán lẻ xăng dầu theo thông báo của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối tại khu vực phía nam phổ biến từ 1.450 - 1.500 đồng/lít, lấy hàng tại kho Nhà Bè (TP.HCM) và kho Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại miền Bắc, chiết khấu phổ biến mức 1.200 - 1300 đồng/lít, lấy hàng tại các kho Đình Vũ (Hải Phòng), Cái Lân (Quảng Ninh)...
Ngày 13/3, bảng giá bán lẻ xăng dầu tại vùng 1 (gần cảng, gần kho...) của Petrolimex phổ biến như sau: xăng RON 95-V 24.060 đồng/lít, xăng RON 95-III 23.550 đồng/lít, xăng E5 RON92 22.510 đồng/lít, dầu diesel 21.460 đồng/lít, dầu hỏa 20.600 đồng/lít...
Thu Uyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|