Giá xăng dầu hôm nay 12/8/2023: Trong nước "leo đỉnh", thế giới chững giá

(Banker.vn) Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới chững lại sau khi tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, dầu tăng mạnh gần 2.000 đồng/lít từ 15h chiều ngày 11/8.

Giá xăng dầu hôm nay 11/8/2023: Thị trường trong nước biến động mạnh?

[Sốc] Giá xăng, dầu trong nước tăng gần 2.000 đồng/lít

Trong nước, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 30 đồng/lít, lên 22.820 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 30 đồng/lít, lên 23.990 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel tăng 1.810 đồng/lít lên 22.420 đồng/lít.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Các nhiên liệu khác cũng tăng giá mạnh. Cụ thể, dầu hỏa tăng 1.620 đồng/lít, lên 21.890 đồng/lít. Dầu mazut tăng 1.130 đồng/kg lên 17.670 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng dầu. Trong khi đó, cơ quan quản lý chi quỹ bình ổn với dầu mazut ở mức 150 đồng/kg.

Đáng chú ý, đây là lần tăng thứ tư liên tiếp của giá mặt hàng nhiên liệu. Cơ quan quản lý cho hay trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập quỹ bình ổn với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Đồng thời không chi quỹ với hầu hết các mặt hàng, song thực hiện chi quỹ với mặt hàng dầu mazut ở mức 150 đồng/kg. Như vậy giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng ở kỳ này. Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 23 lần điều chỉnh, trong đó có 14 lần tăng, có 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay có dấu hiệu suy giảm. Dữ liệu từ Oilprice cho hay, giá dầu Brent được giao dịch ở mức 87,3 USD/thùng. Giá dầu WTI được giao dịch ở mức 84,15 USD/thùng. Giá xăng dầu thế giới chững lại sau khi tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng.

Giá dầu tăng cao trong bối cảnh lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu trở nên sâu sắc. Việc Saudi Arabia và Nga cắt giảm sản lượng khiến nguồn cung dầu mỏ có thể thắt chặt. Saudi Arabia có kế hoạch tiếp tục giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày đến tháng 9.

Nga cũng cho biết sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu 300.000 thùng/ngày trong tháng 9. Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và Ukraine ở khu vực Biển Đen có thể đe dọa các chuyến tàu chở dầu của Nga. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã chững lại khi giới phân tích dự báo nhu cầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc yếu hơn.

Các nhà phân tích cho rằng mùa hè tại Mỹ sắp kết thúc nên nhu cầu xăng dầu tại nước này sẽ giảm. Cùng với đó, giá dầu hạ nhiệt nhanh sau khi Trung Quốc công bố loạt dữ liệu cho thấy hoạt động thương mại kém tích cực trong tháng 7, bao gồm nhập khẩu dầu thô. Thêm nữa, giá USD tăng lên sau phát biểu của quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất. Lãi suất tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến giá dầu.

Thu Uyên (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán