Giá xăng dầu hôm nay 1/11/2022: Lấy lại đà tăng, xăng trong nước chuẩn bị "lên đỉnh"?

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h ngày 1/11 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung dầu thô sẽ bị thắt chặt hơn khi các lệnh cấm vận của EU với Nga có hiệu lực, trong đó có thị trường tàu chở dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 29/10/2022: Quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 30/10/2022: Cuối tuần lao dốc "thảm hại"

Giá xăng dầu hôm nay 31/10/2022: Một tuần giảm giá mạnh

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 88,37 USD/thùng, tăng 0,47 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 95,90 USD/thùng, tăng 0,13 USD/thùng trong phiên. Giá dầu tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung dầu thô sẽ bị thắt chặt hơn khi các lệnh cấm vận của EU với Nga có hiệu lực, trong đó có thị trường tàu chở dầu.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Không chỉ phải đối diện với sự bất ổn xung quanh việc EU áp trần giá dầu đối với dầu thô Nga mà thị trường dầu thô và vận chuyển dầu còn đang phải đối diện với câu hỏi ai sẽ vận chuyển dầu của Nga và bằng cách nào từ ngày 5/12 tới.

Dữ liệu ước tính từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong tháng 9/2022, Nga đã xuất khẩu 7,5 triệu thùng/ngày các sản phẩm thô và tinh chế. Điều này có nghĩa nếu Nga muốn tiếp tục đưa sản lượng này vào thì trường thì sẽ phải đồng ý bán dầu của mình bằng hoặc thấp hơn giới hạn giá mà EU và G7 đặt ra, còn nếu không thì sẽ buộc phải tìm đội tàu khác, công ty bảo hiểm, tài chính... đáp ứng được yêu cầu của Nga để chuyển sản lượng này đến các thị trường có thể.

Giá dầu cũng được thúc đẩy mạnh bởi tâm lý tích cực của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ sau loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu thô cũng đang phải đối diện với những rủi ro lớn từ diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Tại thị trường trong nước, giá xăng được dự báo sẽ tăng vào chiều nay (1/11). Cụ thể, dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 27/10 cho thấy giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore tiếp tục có xu hướng tăng so với kỳ điều hành trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 90,77 USD/thùng; còn giá xăng RON 95 là 95,52 USD/thùng. Giá các loại dầu cũng có xu hướng tăng nhẹ.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/10, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành giá ngày 11/10/2022 và ngày 21/10/2022 là 91,299 USD/thùng với xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 và 94,830 USD/thùng với xăng RON95.

Với diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu dự báo, nếu cơ quan điều hành không thay đổi các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng như các loại thuế, giá xăng ngày mai sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng.

Cụ thể, giá xăng E5 RON92 có thể tăng 310 đồng/lít và giá xăng RON95 có thể tăng 570 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu hoả có thể tăng thêm 70 đồng/lít, dầu diezen tăng 220 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 370 đồng/lít. Nếu cơ quan điều hành tăng trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể không đổi hoặc tăng ít hơn.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5 RON92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel ở mức 0 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON92 không cao hơn 21.496 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 22.344 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.783 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.663 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S có giá bán không cao hơn 13.899 đồng/kg.

Thu Uyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục