Giá vàng trong nước tiếp tục giảm phiên đầu tháng

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 9h20 ngày 1/9, giá vàng trong nước điều chỉnh giảm theo xu hướng thế giới sau khi kết thúc tháng 8 với tháng giảm thứ 5 liên tiếp, vì triển vọng các ngân hàng trung ương lớn nâng lãi suất.

Giá vàng hôm nay 31/8/2022: Vàng "chìm" trong vòng xoáy giảm sâu, giới đầu tư đua "bắt đáy"

Giá vàng trong nước lao dốc trước ngày nghỉ lễ, nhà đầu tư chớp thời cơ

Giá vàng hôm nay 1/9/2022: Áp lực đè nặng, vàng "tụt" dưới đáy

Cụ thể, hệ thống PNJ Hà Nội niêm yết giá vàng giảm thêm 50.000 đồng/lượng cho cả chiều mua và chiều bán. Giá mua giảm 150.000 đồng/lượng và giá bán đứng yên không đổi tại doanh nghiệp Phú Quý. Cùng lúc đó, giá vàng SJC không ghi nhận thay đổi mới tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ chi nhánh Sài Gòn.

Trong sáng hôm nay, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 65,85 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt mức 66,67 triệu đồng/lượng. Vàng nữ trang SJC trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K đi ngang cho cả hai chiều giao dịch so với ngày hôm qua.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/9, giá vàng giao ngay giảm 0,17% xuống 1.708,6 USD/ounce vào lúc 6h18 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng giảm 0,36% xuống 1.720 USD/ounce.

Trong tháng 8, giá vàng đã giảm khoảng 3%, ghi nhận tháng giảm thứ 5 liên tiếp.

Ông Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết ngày càng rõ ràng hơn rằng các ngân hàng trung ương sẽ mạnh tay với việc thắt chặt chính sách, do áp lực lạm phát chưa từng có. Và điều này không tốt cho vàng.

Bà Loretta Mester của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết ngân hàng trung ương sẽ cần tăng lãi suất lên trên 4% vào đầu năm tới.

Trong khi đó, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao kỷ lục khác và sẽ sớm đạt mức hai con số, theo đó dự báo trước một chuỗi tăng lãi suất lớn.

Vàng được biết đến như một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ khủng hoảng địa chính trị và kinh tế, nhưng môi trường lãi suất cao khiến tài sản không sinh lời kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Nhà phân tích Rupert Rowling của Kinesis Money cho biết phản ứng của vàng khi tiếp cận mức quan trọng 1.700 USD sẽ chứng minh lực hỗ trợ vẫn còn đối với kim loại quý trong bối cảnh lo ngại về suy thoái toàn cầu và chiến tranh Ukraine. Các nhà đầu tư cũng đã tiếp nhận dữ liệu cho thấy báo cáo bảng lương khu vực tư nhân của Mỹ đã tăng 132.000 việc làm trong tháng 8 sau khi tạo thêm 270.000 việc làm vào tháng 7.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 2,6% xuống 18,00 USD/ounce. Giá bạc đã giảm 11% trong tháng 8 và ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2020. Giá bạch kim giảm 0,6% xuống 842,30 USD, trong khi giá palladium giảm 0,7% xuống 2.072,53 USD.

"Cơn gió ngược" tiềm năng có thể kéo vàng đi xuống

Giá vàng trên đà ghi nhận chuỗi giảm dài nhất theo tháng kể từ năm 2018, khi giới đầu tư kỳ vọng sẽ có những đợt tăng lãi suất mời từ phía các ngân hàng trung ương trên thế giới để kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, thông tin kinh tế Mỹ tích cực đã kéo vàng quay đầu giảm giá.

Kết quả khảo sát của Conference Board cho thấy, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng vọt từ 95,7 điểm trong tháng 7 lên 103,2 điểm trong tháng 8, vượt khá nhiều so với mức kỳ vọng 97,4 điểm. Đây là tháng đầu tiên thị trường tiêu dùng Mỹ khôi phục niềm tin, sau 3 tháng suy giảm.

Thêm vào đó, nước Mỹ tạo ra 11,24 triệu cơ hội việc làm trong tháng 7, cao hơn 11,04 triệu của tháng trước, đồng thời vượt qua mức 10,37 triệu theo dự báo.

Những thông tin khả quan này khẳng định Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 9 để giảm lạm phát và có thể sẽ tác động đến các lĩnh vực kinh tế trong trung hạn suy giảm.

Chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak thuộc chuyên trang tài chính DailyFX cho biết: “Fed không có ý định nới lỏng chính sách đáng kể trong thời gian tới. Trọng tâm của Fed là lạm phát và những gì cơ quan này muốn làm thậm chí có thể tạo ra một số rủi ro hai chiều xung quanh các chính sách kỳ vọng mà họ sẽ đưa ra ít rõ ràng hơn”. Chuyên gia này cho biết thêm, điều này góp phần làm suy yếu vàng và đồng USD mạnh lên.

Giám đốc Fed chi nhánh New York John Williams ngày 30/8 tiết lộ, Fed có thể sẽ cần nâng lãi suất chính sách cao hơn mức 3,5% và duy trì lãi suất này đến hết năm 2023.

Mặc dù vàng được coi là “hàng rào” chống lại lạm phát, song việc lãi suất tăng vẫn là một "cơn gió ngược" tiềm năng, có thể làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi thúc đẩy đồng USD mạnh lên.

Số liệu mới nhất cho thấy, tỷ lệ việc làm ở Mỹ tăng trong tháng 7 và mức độ phục hồi lớn hơn mong đợi về niềm tin người tiêu dùng trong tháng 8 củng cố kỳ vọng rằng, Fed sẽ duy trì lập trường chính sách tăng lãi suất mạnh để kiềm chế lạm phát.

Chỉ số đồng USD giảm 0,2%, nhưng dao động gần mức đỉnh trong hai thập kỷ vào ngày 29/8.

Trước thềm cuộc họp chính sách vào tuần tới, một số nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng kêu gọi ngân hàng này tăng lãi suất nhanh chóng.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS dự đoán, giá vàng sẽ giảm xuống 1.600 USD vào cuối năm khi quyết tâm giảm lạm phát thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ kéo tỷ giá thực của Mỹ cao hơn và đồng USD mạnh hơn.

Lạm phát đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều nơi trên thế giới, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục