Giá vàng trong nước “một mình một chợ”?

(Banker.vn) Trong khi giá vàng thế giới lao dốc, hiện ở vùng thấp nhất kể từ giữa tháng 3 tới nay, vàng miếng SJC vẫn neo cao, chênh lệch lên tới 15 triệu đồng… Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ sửa Nghị định 24 về điều kiện kinh doanh vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới vẫn không ngừng giảm, lập đáy mới của 7 tháng, do tỷ giá USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng lập đỉnh mới. Trong khi đó, giá vàng miếng trong nước sáng nay (4/10) có nơi tăng, duy trì gần mốc 69 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng quốc tế trên 15 triệu đồng/lượng.

Theo khảo sát vào khoảng 11h trưa nay, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 68,27 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,97 triệu đồng/lượng (bán ra). So với sáng hôm qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở mỗi đầu giá.

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Rồng Thăng Long có giá 55,88 triệu đồng/lượng và 56,78 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng/lượng ở mỗi đầu giá so với sáng qua.

Tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 68,15 triệu đồng/lượng và 68,85 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở mỗi đầu giá.

Thực trạng giá vàng trong nước “một mình một chợ”, biến động ngược chiều so với giá vàng thế giới đã diễn ra lâu nay, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 15,1 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn chênh khoảng 2,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước “một mình một chợ”?
Giá vàng trong nước “một mình một chợ”?

Biện pháp xử lý tình trạng giá vàng trong nước “một mình một chợ”?

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định 24 (năm 2012) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

NHNN cho biết đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên cả nước để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, yêu cầu khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.

Trong đợt 1 vào tháng 5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội và TPHCM thành lập các đoàn kiểm tra một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng có trụ sở chính trên địa bàn.

Trong đợt 2 vào tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng địa bàn thanh tra, kiểm tra qua việc yêu cầu chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn (Cục Quản lý thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an…) triển khai thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh vàng.

Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo kết quả công tác kiểm tra tại cuộc họp liên ngành về tình hình thị trường vàng và chênh lệch giá vàng thế giới với giá vàng miếng SJC trong nước do Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp lấy ý kiến về chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách bao gồm: Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam và 33 tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng miếng.

Các đại biểu dự họp đều thống nhất đánh giá những thành công của Nghị định 24 và chính sách chấm dứt huy động, cho vay vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, loại bỏ tình trạng vàng hóa ra khỏi hệ thống các tổ chức tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kinh tế vĩ mô trong nước.

Các đại biểu cũng thống nhất việc sửa đổi Nghị định 24 là vấn đề cần cân nhắc thận trọng để đảm bảo mục tiêu chống vàng hóa và hạn chế tác động tới thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước tiến hành lấy ý kiến 63 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố về đánh giá, tổng kết Nghị định 24. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sửa dự thảo báo cáo đánh giá, tổng kết Nghị định 24.

Tháng 2 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (đến cuối tháng 5/2023, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được đầy đủ các ý kiến). Đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã có buổi trao đổi trực tiếp với một số hiệp hội kinh doanh vàng để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bên có liên quan để nghiên cứu và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp trong quá trình xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24.

Giới phân tích cũng cho rằng đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần sửa Nghị định 24, làm cho giá vàng trong nước sát với thế giới, tránh tình trạng vàng lậu.

Giá vàng hôm nay 3/10/2023: Chứng kiến giá vàng thấp nhất trong vòng 7 tháng

Giá vàng tiếp tục giảm 1% trong phiên giao dịch đầu tuần 2/10, bắt đầu quý cuối cùng của năm 2023 đầy ảm đạm với ...

Thị trường hàng hóa hôm nay 4/10: Xăng chạm đáy 5 tháng, than và đường giảm mạnh ngược chiều giá bạc

Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, nhóm nông sản hạ nhiệt nhưng giá khí tự nhiên và kim loại quý như bạc ...

Giá vàng hôm nay 4/10/2023: Chuỗi ngày giảm sâu?

Giá vàng vẫn đang chịu áp lực trước đồng USD ngày một mạnh lên và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao ở ...

Minh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục