Giá vàng hôm nay 24/11/2022: Vàng chịu nhiều áp lực, tiếp tục lao dốc

(Banker.vn) Giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh đồng USD treo ở mức cao. Các nhà phân tích cho rằng, giới đầu tư nên trung lập với kim loại quý trong thời gian tới.

Giá vàng hôm nay 21/11/2022: Tiếp đà tăng, nhà đầu tư nên thận trọng

Giá vàng hôm nay 22/11/2022: Chưa thấy dấu hiệu tăng

Giá vàng hôm nay 23/11/2022: Phục hồi nhẹ

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/11, giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 23/11: Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,50 – 67,52 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,30 – 67,30 triệu đồng/lượng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,40 – 67,30 triệu đồng/lượng. Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,40 – 67,30 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,40 – 67,25 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,86 – 53,76 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,50 – 53,60 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Đêm 23/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.739 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.742 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 23/11 thấp hơn khoảng 4,1% (75 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 14,8 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 23/11.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm trong bối cảnh đồng USD treo ở mức cao. Sự bất ổn tại Trung Quốc cũng có thể tác động tiêu cực lên mặt hàng kim loại quý.

Trong một động thái mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ ủng hộ việc gia hạn khoản vay liên quan tới phát triển bất động sản và khoản vay uỷ thác một cách hợp lý.

PBOC yêu cầu các ngân hàng ổn định hoạt động cho vay đối với các công ty bất động sản và xây dựng. Đây là động thái nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vàng chịu áp lực giảm chủ yếu do đồng USD vẫn treo ở mức cao sau khi đã tăng khoảng hơn 12% kể từ đầu năm so với rổ các đồng tiền chủ chốt. USD đứng ở mức cao sau khi Trung Quốc công bố số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, qua đó làm giảm hy vọng về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ nhanh chóng mở cửa trở lại.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng bất động sản khá tồi tệ. Vàng giảm còn do dòng tiền gần đây trở lại với nhiều loại tài sản rủi ro, trong đó có thị trường cổ phiếu Mỹ.

Theo nhà phân tích Meir, trong ngắn hạn, giá vàng dự kiến sẽ cao hơn mức hiện nay vào cuối năm bởi đồng USD đang suy yếu phần nào và lạm phát lãi suất sắp chạm "đỉnh". Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, giá vàng chịu áp lực giảm còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu vẫn ở mức thấp. Giá dầu thế giới vẫn ở mức 81 USD/thùng.

Theo các nhà phân tích hàng hóa tại CPM Group, kinh tế Mỹ vẫn đang tốt so với hầu hết các khu vực lớn khác trên thế giới. Điều này có thể cung cấp hỗ trợ cho đồng USD và do đó gây áp lực lên vàng kim loại quý trong ngắn hạn.

Các nhà phân tích cũng khuyên các nhà đầu tư nên trung lập với vàng trong thời gian tới. Một số nhà phân tích lưu ý rằng, dữ liệu mới nhất từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cho thấy tâm lý đối với vàng được cải thiện. Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để tạo ra một xu hướng tăng bền vững.

Người đứng đầu chiến lược hàng hóa Ole Hasen cho rằng, việc vàng không thể vượt qua được ngưỡng kháng cự quan trọng trong khu vực 1.800 USD/ounce đã khiến kim loại quý rơi xuống mức hỗ trợ 1.735 USD/ounce.

Dù vị thế tăng giá đã được cải thiện trên thị trường, nhưng các nhà phân tích hàng hóa tại TD Securities dự đoán giá sẽ giảm cho đến cuối năm.

Theo ông Itsuo Toshima, nguyên giám đốc của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho biết, Trung Quốc hiện đang mua một lượng đáng kể vàng trên khắp thế giới nhưng nước này ít khi tiết lộ khối lượng mua ngay lập tức.

Cụ thể, Ngân hàng trung ương Trung Quốc không báo cáo bất kỳ giao dịch mua vàng nào của nước này từ năm 2009-2015. Mãi sau đó, Trung Quốc mới cho biết đã mua đến 600 tấn vàng. Chính việc Trung Quốc âm thầm mua vàng đang giúp hỗ trợ giá vàng duy trì sự ổn định bất chấp đồng USD và lãi suất tăng mạnh.

Hiện nay, Uzbekistan và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước mua vàng lớn nhất thế giới và đang có tổng dự trữ vàng lần lượt là 399 và 498 tấn vàng.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục