Giá vàng hôm nay 2/11/2022: Nhu cần mua tăng vọt, vàng "tiến lên" trước giờ G

(Banker.vn) Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới nhích tăng nhẹ sau khi ghi nhận tháng giảm thứ 7 liên tiếp - mức giảm kéo dài nhất trong 40 năm qua. Tuy nhiên xu hướng có thể được duy trì hay không phụ thuộc vào tín hiệu ôn hòa được mong đợi từ Fed, sau cuộc họp chính sách 1-2/11.

Giá vàng hôm nay 30/10/2022: Kết thúc một tuần giảm giá

Giá vàng hôm nay 31/10/2022: Nguy cơ "tụt" mốc 1.620 USD, thị trường mất phương hướng

Giá vàng hôm nay 1/11/2022: Tiếp tục lao dốc, thị trường "mòn mỏi" chờ đợi

Giá vàng trong nước

Giá vàng SJC biến động không đồng nhất giữa các hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Công ty VBĐQ Sài Gòn là hệ thống duy nhất điều chỉnh tăng trở lại giá vàng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Tại Tập đoàn Phú Quý và hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, vàng SJC cùng giữ nguyên ở chiều mua vào nhưng chiều bán ra điều chỉnh giảm lần lượt 100.000 đồng/lượng và 90.000 đồng/lượng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ giữ nguyên giá vàng SJC ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu phiên mở cửa buổi sáng. Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, vàng SJC được dự báo có thể tăng trong phiên giao dịch sáng 2/11. Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 1/11:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,10 – 67,12 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,90 – 66,90 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,00 – 66,90 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,10 – 67,00 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,02 – 66,89 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,76 – 52,56 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,30 – 52,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Đêm 1/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.653 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.657 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 1/11 thấp hơn khoảng 9,2% (168 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,2 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 1/11.

Giá vàng trên thị trường quốc tế nhích tăng nhẹ sau khi ghi nhận tháng giảm thứ 7 liên tiếp - mức giảm kéo dài nhất trong 40 năm qua. Vàng tăng thêm gần 20 USD sau khi đồng USD quay đầu giảm. Chỉ số DXY giảm gần 0,7% từ mức 111,5 điểm xuống 110,79 điểm vào đầu phiên giao dịch trên thị trường Mỹ. Mặt hàng kim loại quý giảm còn do lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.

Giá nhiều loại hàng hóa, trong đó có vàng cũng được hỗ trợ bởi thông tin tích cực từ Trung Quốc sau khi có tin đồn cho rằng chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch sẽ kết thúc các chính sách “zero Covid” trong tháng 3. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nếu nước này mở cửa trở lại thì đây sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường hàng hóa thế giới.

Vàng cũng được hỗ trợ khi đồng USD quay đầu giảm. Ngân hàng Trung ương Úc hôm 1/11 tăng lãi suất cơ bản lên thêm 25 điểm phần trăm. Theo Hội đồng vàng thế giới, ngân hàng trung ương các nước mua lượng vàng kỷ lục trong quý III/2022, với tổng khối lượng lên tới 400 tấn.

Mức sàn của vàng hiện là 1.600 USD?

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho rằng, vàng dường như đã tìm thấy mức sàn quanh 1.600 USD nhưng điều đó sẽ không kéo dài nếu Fed tung ra một đợt tăng giá mạnh khác.

Báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu vàng trên toàn cầu trong quý III tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mức trước đại dịch, nhờ các ngân hàng trung ương mua vào kỷ lục, dù nhu cầu đầu tư giảm đáng kể.

Theo nghiên cứu mới nhất của WGC, mặc dù tâm lý giảm giá dai dẳng trên các thị trường tương lai và dòng tiền chảy ra từ các loại hàng hóa trao đổi, vẫn có nhu cầu vững chắc đối với vàng vật chất trong quý III/2022.

Trong khi đó, theo báo cáo xu hướng nhu cầu vàng theo quý mới nhất, WGC cho biết, nhu cầu vàng vật chất đạt 1.181 tấn trong quý III, tăng 28% so với quý 3 năm ngoái. Đồng thời, nhu cầu vàng tính đến thời điểm hiện tại tăng 18% so với 9 tháng đầu năm 2021.

Giám đốc Nghiên cứu đầu tư tại WGC Juan Carlos Artigas, cho biết, tiêu thụ vàng toàn cầu đã trở lại mức trước đại dịch, được thúc đẩy bởi sự gia tăng đồ trang sức, nhu cầu mạnh mẽ đối với vàng thỏi và tiền vàng, cũng như lượng mua từ các ngân hàng trung ương.

Nhu cầu vật chất gia tăng diễn ra khi thị trường đầu tư, được thúc đẩy bởi dòng tiền chảy ra từ các quỹ ETF, giảm 47% tương đương 227 tấn xuống còn 124 tấn. Tuy nhiên, chuyên gia Artigas nói rằng, báo cáo cho thấy, thị trường vàng được thúc đẩy nhiều hơn là do nhu cầu đầu tư vào hợp đồng tương lai và ETF. Nguồn cầu đa dạng của vàng là lý do tại sao nó nên có một vị trí chiến lược trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư".

Thị trường vàng tiếp tục có sự phân đôi ngày càng tăng khi người tiêu dùng bán lẻ đã mua 351 tấn vàng thỏi vật chất ở dạng thanh và tiền xu từ tháng 7 đến tháng 9, tăng 36% so với quý 3 năm 2021. "Các nhà đầu tư bán lẻ mua vàng như một kho dự trữ giá trị trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, trong khi các nhà đầu tư ETF giảm lượng nắm giữ do lãi suất toàn cầu tăng", chuyên gia Juan Carlos Artigas phân tích về đặc điểm thị trường.

Theo chuyên gia Artigas, dù nhu cầu đầu tư đối với vàng vẫn còn mờ nhạt cho đến năm 2022, nhưng nhiều nhà đầu tư đang bắt đầu nhận ra hiệu suất và tâm lý tương đối mạnh mẽ của vàng, trong khi xu hướng giảm giá vẫn đang chuyển dịch. Dường như Fed đang tiến gần hơn đến mốc lãi suất cuối cùng. “Chi phí cơ hội cho vàng đang bắt đầu ổn định. Nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư muốn dùng vàng để phòng ngừa vẫn còn. Lạm phát và nhu cầu bảo toàn vốn vẫn chưa biến mất".

Thu Uyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục