Trong mấy ngày vừa qua, giá dầu thô duy trì đà tăng, theo diễn biến xung đột Israel - Hamas. Thị trường lo ngại đợt bùng phát chiến sự lần này có thể tác động đến nguồn cung "vàng đen" của một số quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới như Saudi Arabia và Iran.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu Brent trung bình quý IV/2023 sẽ duy trì quanh ngưỡng 93 USD/thùng, đưa giá trung bình cả năm 2023 lên mức 84 USD/thùng, và 88 USD/thùng cho năm 2024. Mức dự phóng này cũng tương đồng với dự phóng từ 42 nhà kinh tế học và phân tích do Reuters khảo sát hồi tháng 9/2023 là 84 USD/thùng cho năm 2023 và 86,45 USD/ thùng cho năm 2024.
Không chỉ tác động đến giá dầu thế giới, ngay sau khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực dầu khí cũng tăng mạnh trong phiên các phiên gần đây. Kết phiên 11/10, trong nhóm cổ phiếu dầu khí, các mã như PTV tăng 8,33%, PVD tăng 6,11%, PVC tăng 5,23%, PVB tăng 5,18%, PVS tăng 4,23%, OIL tăng 2,86%, PLX tăng 2,5%, BSR tăng 1,91%...
Nhìn chung, việc giá dầu thô tăng cao được cho là tác động tích cực tới nhóm doanh nghiệp dầu khí niêm yết, nên dòng tiền “vội vã” tìm đến ngay những cổ phiếu thuộc nhóm ngành này. Tuy nhiên, việc giá dầu tăng cao kết hợp với áp lực tỷ giá USD/VND sẽ tác động không đồng nhất đến từng doanh nghiệp, là điểm mà nhà đầu tư cần cân nhắc chú ý.
Theo Chứng khoán ACB (ACBS), giá dầu thô tăng cao sẽ có “tác động nhanh” lên kết quả kinh doanh của PVGAS, nhưng có thể chỉ “tác động mức trung bình” đến kết quả kinh doanh của Công ty CP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX).
Trong khi đó, mức độ hưởng lợi của PV Drilling và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam sẽ “có độ trễ từ 6 - 12 tháng”. Còn đối với Phân bón Dầu Khí Cà Mau (DCM) và Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM), giá dầu tăng cao chỉ “tác động trung tính” đến hoạt động kinh doanh của 2 doanh nghiệp này.
Đáng chú ý, ACBS nhận định PVGAS và PV Drilling chịu ảnh hưởng tiêu cực từ xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND.
Cụ thể, PV Drilling sẽ đối mặt với “rủi ro tỷ giá ở mức cao” khi nợ vay chiếm tới 18% tổng tài sản của doanh nghiệp này; trong đó hầu như toàn bộ là vay bằng USD với dư nợ vay tại cuối quý II/2023 là 151,8 triệu USD, tương đương 3.554 tỷ đồng với lãi suất thả nổi theo LIBOR cộng biên độ.
“Đồng USD cứ tăng giá 1% sẽ khiến PV Drilling lỗ tỷ giá 35 tỷ đồng”, ACBS ước tính.
Còn hoạt động kinh doanh của PVGAS chịu tác động của tỷ giá ở cả đầu ra và đầu vào, nhưng dữ liệu lịch sử cho thấy chênh lệch tỷ giá/lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp luôn dưới 2%.
Tự doanh mua ròng hơn 200 tỷ đồng trong phiên "xanh" thứ 4 liên tiếp của VN-Index Phiên giao dịch ngày 11/10, bộ phân tự doanh các công ty chứng khoán cũng trở lại mua ròng hơn 204 tỷ đồng, trong đó ... |
Thị trường chứng khoán ngày 12/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Giữ mạch hồi phục, VN-Index lên 1.150 điểm; Một tổ chức không còn là cổ đông của TKG; SMBC Nikko Securities bán hết gần 9 ... |
DowJones giữ vững đà tăng trước dữ liệu lạm phát, cổ phiếu Vinfast cho tín hiệu tạo đáy Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đáng chú ý,cổ VFS bắt đầu hồi ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|