Giá vàng bứt phá, PNJ đặt mục tiêu lãi kỷ lục trong năm 2024

(Banker.vn) Với đà tăng của giá vàng hiện tại,Công ty Vàng bạc - Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đã đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục cho năm 2024.

Trong ngày hôm nay (16/4), Công ty Vàng bạc - Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; bầu thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2024-2029; phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên (ESOP) trong năm 2024…

Về kế hoạch kinh doanh, mặc dù thị trường kinh tế vẫn đối diện với nhiều thách thức, HĐQT PNJ vẫn đã thông qua kế hoạch doanh thu 37.147 tỉ đồng, tăng 12% so với năm trước; dự kiến lợi nhuận sau thuế tăng 6%, lên 2.089 tỉ đồng. Đây là các con số kỷ lục đối với công ty. Mức cổ tức dự kiến là 20% bằng tiền.

Giá vàng bứt phá, PNJ đặt mục tiêu lãi kỷ lục trong năm 2024
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của PNJ.

Theo lãnh đạo PNJ, việc đặt mục tiêu tăng trưởng liên tục qua các năm là do ngành bán lẻ trang sức tại Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. PNJ cũng có nhiều ưu thế cạnh tranh. Sự phát triển của thương mại điện tử mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ trang sức mở rộng kênh phân phối, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu…

Kết thúc quý I/2024, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.594 tỉ đồng (tăng 28,6% so với cùng kỳ), vượt mức kỷ lục năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 738 tỉ đồng. Kết quả này cho thấy PNJ đang thực hiện chiến lược đúng đắn và tuân thủ lộ trình tăng trưởng kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.

Hiện tại với diễn biến tích cực của giá vàng thế giới cũng như trong nước, có thể thấy rằng PNJ hoàn toàn "sáng cửa" để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Tính trong ngày hôm nay, giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục duy trì đà tăng mặc dù bất ngờ đảo chiều trong vòng vài ngày gần đây.

Giá vàng một lần nữa bật tăng mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn được thúc đẩy bởi căng thẳng ở Trung Đông. Giá quý kim này tăng "nóng" ngay cả khi đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc tăng sau dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 3, làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Chuyên gia phân tích thị trường Tim Waterer của KCM Trade dự báo, sự kết hợp giữa rủi ro địa chính trị và triển vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn trú ẩn an toàn của vàng. “Ở nhiều khía cạnh, vàng đang được coi là ‘tài sản cho mọi kịch bản’ nhờ vào khả năng phục hồi ngoạn mục của nó.

Vàng đã tăng vượt 2.400 USD/ounce trước đó và tăng hơn 14% kể từ đầu năm đến nay nhờ được thúc đẩy bởi lực mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, cộng với dòng vốn trú ẩn an toàn trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tiếp tục leo thang.

Các chuyên gia của Heraeus cho rằng, dù giá đang ở gần các mốc kỷ lục nhưng thị kim loại quý này sẽ không bị bán tháo bởi hành động bổ sung vàng của ngân hàng trung ương có xu hướng mang tính chiến lược và không nhạy cảm với giá cả. Cùng quan điểm ông Mark Leibovit - chuyên gia của VR Metals/Resource Letter - dự báo, chu kỳ tăng giá hiện tại của vàng vẫn chưa kết thúc và kim loại quý này đang hướng tới mục tiêu 2.700 USD/ounce.

Tại Việt Nam, trước đà tăng của giá vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự định sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng ngay trong tuần này (15-19/4) tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối, nhằm tăng cung vàng cho thị trường.

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong vòng 11 năm, ngân hàng trung ương của Việt Nam sẽ cung ứng vàng ra thị trường trong bối cảnh mức chênh giá vàng miếng SJC trên thị trường trong nước cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới quy đổi.

Liên quan đến thị trường vàng, trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết: Trong thời gian vừa qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng thế giới và trong nước, giá vàng trong nước đã biến động mạnh, tăng nhanh, chênh lệch cao với giá quốc tế. Để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp.

Đồng thời thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên toàn quốc vào các năm 2022, 2023…

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay các giải pháp trọng tâm. Thứ nhất đối với thị trường vàng miếng, thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới.

Thứ hai, với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, tiếp tục tạo điều kiện tối đa nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ. Triển khai thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan để yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý. Thực hiện ngay công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng giá vàng. Đối với hoạt động thanh tra, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4 này.

Tâm lý dòng tiền cá mập "giằng co", VN-Index điều chỉnh nhẹ cuối ngày

Sau ngày điều chỉnh mạnh 60 điểm, VN-Index đã có khoảng thời gian hồi phục ngắn đến cuối phiên, dòng tiền cá mập tiếp tục ...

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút thêm hàng chục tỷ USD nếu được nâng hạng

Sáng 16/4, tại TP. Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối ...

Dòng tiền xuất hiện, thị trường chứng khoán "rút chân" khi chạm vùng 1.195 điểm

Trong phiên giao dịch chiều 16/4, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực khi "rút chân" với thanh khoản lớn.

Góc nhìn đa chiều

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục