Giá tiêu hôm nay 24/8/2022: Nhu cầu toàn cầu yếu, sức mua sụt giảm

(Banker.vn) Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) vẫn giữ nguyên niêm yết giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ, điều chỉnh giảm nhẹ đối với tiêu xuất khẩu của Brazil và Indonesia.

Giá tiêu hôm nay 21/8/2022: Nguyên nhân nào khiến giá tiêu đi xuống?

Giá tiêu hôm nay 22/8/2022: Tiếp tục giảm nhẹ, đại lý tích cực trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 23/8/2022: Kỳ vọng sức mua tăng vào cuối năm

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các tỉnh so với cùng thời điểm hôm qua.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Từ đầu tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) vẫn giữ nguyên niêm yết giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ, điều chỉnh giảm nhẹ đối với tiêu xuất khẩu của Brazil và Indonesia.

Theo IPC, tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ. Đánh giá chung, nhu cầu toàn cầu yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt là sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

So với quý I/2022, giá FOB trung bình tiêu đen và tiêu trắng trong quý II/2022 của các quốc gia sản xuất đồng loạt giảm, trừ Malaysia. Mức giảm khoảng 2% đối với tiêu đen và 3% đối với tiêu trắng.

Cũng trong quý II/2022, giá hồ tiêu Brazil được giao dịch thấp nhất trên thị trường với giá FOB trung bình tiêu đen trong quý II/2022 ở mức 3.760 USD/tấn, giảm 5% so với quý I. Trong khi đó, giá FOB trung bình tiêu đen Ấn Độ giao dịch ở mức 6.836 USD/tấn, cao gần gấp đôi so với giá FOB trung bình tiêu đen Brazil, và cao nhất trên thế giới.

Với lợi thế giá rẻ và cước tàu ở châu Mỹ, hồ tiêu Brazil đang cạnh tranh quyết liệt với những nước khác, trong đó có Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Hiên – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trân Châu từng cảnh báo, khả năng Brazil có thể sẽ chiếm các thị trường quan trọng của Việt Nam là điều hoàn toàn có thể nếu Brazil thay đổi công nghệ để khắc phục ETO.

Vụ thu hoạch năm nay tại Brazil được đánh giá với mức sản lượng tương đối khả quan. Ước sản lượng thu hoạch tại bang Espirito Santo đạt 72.000 tấn. Từ đầu năm hồ tiêu Brazil xuất khẩu sang UAE, Đức, Mỹ, Pakistan… đều giảm mạnh, tăng ở Việt Nam và Ấn Độ. Trong đó, Việt Nam là nhà nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Brazil trong 5 tháng năm 2022.

Theo Lao Động, hiện nay, nhiều thương lái đang tìm đến các nhà vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để thu mua hạt tiêu xanh. Trong đó, giống hồ tiêu Sri Lanka vẫn được các thương lái ưa chuộng nhất

Qua khảo sát thực tế cho thấy, trên thị trường hạt tiêu khô dao động từ 71.000 - 74.000 đồng/kg. Còn tiêu xanh Sri Lanka được thương lái thu mua trên 50.000 đồng/kg. Được thương lái thu mua với mức giá hợp lý, nhiều người dân đã sẵn sàng thu hái, bán tiêu xanh cho thương lái.

Anh Pham Văn Hanh, ở huyện Đắk Song cho biết, gia đình anh có vài sào tiêu Sri Lanka. Mấy tháng trước, biết tin gia đình có hồ tiêu Sri Lanka, nhiều thương lái đã đến đặt vấn đề hỏi mua với mức giá khá cao, 50 ngàn đồng/kg nên tôi quyết định bán ngay.

Theo anh Hanh, tiêu xanh Sri Lanka được một số thương lái trong và ngoài tỉnh mua về để ngâm dấm, làm hạt tiêu xanh muối, hạt tiêu nguyên chùm bảo quản đông lạnh...

Với giá tiêu xanh tương đối cao thì việc người dân buôn bán sớm sẽ có lợi nhuận, cây trồng cũng sẽ khỏe hơn vì không mất sức nuôi dưỡng cho trái, sang năm còn có sức đậu quả nhiều hơn...

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân cần chủ động nghiên cứu quy trình sản xuất tiêu xanh riêng. Trong đó, người dân cần chú trọng đến việc áp dụng các quy trình sản xuất hữu cơ, bảo đảm an toàn thực để tạo ra sản phẩm tiêu xanh chất lượng, có lợi sức khỏe cho người trồng cũng như người sử dụng.

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán