Giá tiêu hôm nay 19/9/2022: Trông chờ tăng giá trong thời gian ngắn hạn

(Banker.vn) Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 64.500 - 67.500 đồng/kg. Tổng kết tuần qua, giá tiêu nội địa giảm 500 - 1.500 đồng/kg tùy từng địa phương. Triển vọng không mấy tươi sáng khi tuần sau Fed dự kiến tăng tiếp lãi suất.

Giá tiêu hôm nay 16/9/2022: Ngành tiêu nhận nhiều yếu tố tiêu cực, khó tăng giá dịp cuối năm

Giá tiêu hôm nay 17/9/2022: Thị trường liên tục giảm, xa vời mốc 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 18/9/2022: Thị trường nội địa ảm đạm, thế giới phản ứng trái chiều

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.500 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước tiếp tục trầm lắng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tổng kết tuần qua, giá tiêu nội địa giảm 500 đồng/kg tại Đồng Nai, Bình Phước; giảm 1.000 đồng/kg ở Đắk Lắk, Đắk Nông; giảm mạnh nhất 1.500 đồng/kg là các tỉnh Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo KT&ĐT, đánh giá tình trạng giảm hơn 1 tháng qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, nguyên nhân do đồng Việt Nam giảm so với USD. Thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng đang thất vọng và dấy lên mối lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất tại phiên họp điều hành vào tuần tới, ngày 20 - 21/9.

Mới đây, công ty Nedspice đã chốt sản lượng hồ tiêu toàn cầu ở mức 509.000 tấn vào năm 2022. Theo công ty này, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam ước tính sẽ giảm hơn 6% xuống còn 188.000 tấn. Tình trạng mất mùa ở Việt Nam do thời tiết không thuận lợi được đánh giá là sẽ cân bằng với vụ mùa ở các nước sản xuất hồ tiêu khác.

Trong khi đó, đại diện VPA cho biết, nguồn cung hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 280 - 290 nghìn tấn (bao gồm 175 nghìn tấn sản lượng; 40 nghìn tấn nhập khẩu và 80 nghìn tấn tồn kho từ năm 2021 chuyển sang).

Tháng 8/2022, giá hồ tiêu nội địa giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ giảm, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhất là ở các nước tiêu thụ hồ tiêu lớn như Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

Ông Lê Việt Anh - Chánh Văn phòng VPA - nhận định, những tháng cuối năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc - thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới - vẫn theo đuổi chính sách “Zero Covid” cũng khiến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chững lại.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho hay, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc rất lớn, nước này nhập khẩu của Việt Nam khoảng 40.000 - 50.000 tấn tiêu/năm. Tuy nhiên, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đã khiến cho các hoạt động xuất khẩu hồ tiêu qua đường cửa khẩu chậm và khó khăn, sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể.

Một thời gian nữa, hàng hóa qua cửa khẩu sang Trung Quốc nhanh và thông thoáng hơn, nhu cầu bán hồ tiêu, trang trải vụ mới của nông dân ổn định mới hy vọng giá lên, còn hiện nay trông chờ giá tăng rất khó.

Hạ Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục