Giá tiêu hôm nay 12/9/2022: Nhận định nào cho giá tiêu những tháng cuối năm?

(Banker.vn) Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Tổng kết tuần này, giá tiêu trong nước giảm 500 - 1.000 đồng/kg tại các địa phương. Thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đồng USD mạnh và xuất khẩu suy yếu trên toàn cầu.

Giá tiêu hôm nay 9/9/2022: Thị trường phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 10/9/2022: Sức ép giảm giá dồn dập lên thị trường

Giá tiêu hôm nay 11/9/2022: Thị trường "ì ạch", dậm chân tại chỗ

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua.

Giá tiêu vẫn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đồng USD mạnh và xuất khẩu suy yếu trên toàn cầu.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trên bình diện toàn cầu, thị trường tuần này có phản ứng trái chiều với duy nhất Việt Nam báo cáo giảm, trong khi giá tiêu Ấn Độ ổn định. Sau khi được báo cáo ổn định trong 3 tuần qua, giá tiêu Indonesia đã phản ứng tích cực trong tuần này khi lượng hàng dự trữ ít hơn và nhu cầu ngày càng tăng.

Cũng trong tuần qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) công bố chính thức số liệu thống kê tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2022 và 8 tháng đầu năm. Theo đó, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều suy giảm.

Về xuất khẩu, theo VPA, 8 tháng qua, thị trường Mỹ nhập khẩu 37.560 tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Tính chung cả khu vực châu Mỹ nhập khẩu giảm 13,7%. Xuất khẩu sang châu Âu giảm 11,9% và giảm hầu hết ở các thị trường lớn Đức, Hà Lan, Anh, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại khu vực châu Á, xuất khẩu tăng ở một số thị trường quan trọng như UAE, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản tuy nhiên lại giảm mạnh ở Trung Quốc (giảm 72,6% còn 9.695 tấn so với lượng nhập khẩu 35.444 tấn cùng kỳ) nên kéo theo cả khu vực giảm 23,2%.

Ai Cập vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở châu Phi, đạt 2.110 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu của Ai Cập giảm 51,4%. Tính chung cả khu vực châu Phi xuất khẩu giảm 20,7%.

Đứng đầu xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 là Công ty Trân Châu đạt 19.815 tấn, so cùng kỳ tăng 9,4%; tiếp theo là Olam: 19.362 tấn, tăng 18,7%; Nedspice: 12.517 tấn, giảm 2,2%; Phúc Sinh: 10.692 tấn, giảm 14%; Haprosimex JSC: 10.065 tấn, tăng 6,6%. Xuất khẩu cũng tăng ở Harris Freeman, DK, Ottogi, Prosi Thăng Long, Synthite và giảm ở Sơn Hà, Liên Thành, Intimex, Simexco, Pitco, Sinh Lộc Phát, Ptexim, Unispice…

Xuất khẩu trong khối VPA giảm 6,1%, khối các doanh nghiệp ngoài VPA xuất khẩu giảm 51,6%. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu: Olam: 3.999 tấn, Trân Châu: 2.758 tấn, Nedspice: 2.736 tấn, Liên Thành: 1.636 tấn, Phúc Sinh: 1.449 tấn.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường hồ tiêu còn diễn biến tiêu cực cho đến cuối năm. Điểm sáng duy nhất hiện mong chờ ở thị trường Trung Quốc mở rộng cửa. Còn trên bình diện toàn cầu, đồng USD mạnh nhất 20 năm qua đang kìm hãm giá hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục