Giá thép xây dựng tiếp tục tăng đến 880.000 đồng/tấn

(Banker.vn) Mới đây, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng, cao nhất đến 880.000 đồng/tấn.

Giá thép hôm nay 13/9/2022: Tiếp đà tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 14/9/2022: Dứt đà tăng

Giá thép hôm nay 15/9/2022: Bật tăng trở lại

Mới đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 110.000 - 880.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 15,2 - 15,6 triệu đồng/tấn. Như vậy, giá thép xây dựng đã có ba đợt tăng liên tiếp, tổng mức tăng lên tới 2 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Steel Online.

Trong lần điều chỉnh này, thép Việt Nhật có mức tăng mạnh nhất. Theo đó, công ty tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15 triệu đồng/tấn và 15,2 triệu đồng/tấn.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tiếp đó, thép Thái Nguyên tăng 580.000 đồng/tấn với thép CB240 và nâng 490.000 đồng/tấn với thép D10 CB300, lên 15,2 triệu đồng/tấn và 15,6 triệu đồng/tấn.

Ở mặt bằng chung, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, lên 15,2 triệu đồng/tấn. Còn mặt hàng thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên giá, khoảng 15,4 - 15,5 triệu đồng/tấn, tùy địa phương.

Tương tự, doanh nghiệp thép Việt Ý cũng tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn với thép CB240 và D10 CB300, giá hai loại thép lần lượt ở mức 15,1 triệu đồng/tấn và 15,3 triệu đồng/tấn.

Đối với thép Việt Đức, hai mặt hàng trên cũng nhích lên 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,1 triệu đồng/tấn và 15,6 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn, lên 15,1 triệu đồng/tấn và gần 15,4 triệu đồng/tấn.

Thép Miền Nam cũng nâng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với thép CB240 và D10 CB300, lên 15,4 triệu đồng/tấn và 15,8 triệu đồng/tấn.

CTCK Vietcombank (VCBS) dự báo nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. Tuy nhiên, các dự án xây dựng sẽ được đẩy mạnh khi giá thép duy trì ở mặt bằng giá ổn định. Vì vậy, sự tăng trưởng sẽ được phản ánh sau vào thời điểm giá thép ổn định.

Cụ thể, nguồn vốn kế hoạch giải ngân trong năm 2022 và 2023 còn lại rất nhiều sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng cũng như nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng

Cùng với đó, nguồn cung bất động sản trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong 2023 sau quá trình siết chặt nguồn vốn vào thị trường bất động sản năm 2022. VCBS kỳ vọng chính sách sẽ dần nới lỏng cho các chủ đầu tư vào năm 2023 giúp nguồn cung được hồi phục rõ rệt.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang khẩn cấp rà soát các vấn đề về pháp lý và hoàn thiện khung pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản để tháo gỡ những khó khăn giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định hơn.

Minh chứng là Tập đoàn Hòa Phát vừa cho biết sản lượng bán hàng thép xây dựng trong tháng 8 vừa qua đạt 386.000 tấn, tăng 44% so với cùng kỳ 2021.

Theo Hòa Phát, sản lượng thép xây dựng đạt cao chủ yếu nhờ thị trường tiêu thụ nội địa khả quan hơn so với các tháng trước. Hoạt động bán hàng tại cả ba miền đều tăng mạnh, miền Bắc ghi nhận mức tăng 54%, miền Trung thêm 39% và miền Nam đi lên mạnh nhất và gấp đôi cùng kỳ.

Dự kiến đến cuối năm, thị trường tiêu thụ thép sẽ khả quan khi vào mùa cao điểm xây dựng, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thúc tiến độ các dự án trọng điểm.

Minh Phương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục