Giá thép hôm nay 31/8/2022: Duy trì đà giảm

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 9h50 ngày 31/8 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 3.681 nhân dân tệ/tấn. Ngành thép Ấn Độ có khả năng phải đối mặt với một cú đúp sau khi giá thép trong nước được điều chỉnh mạnh và trong bối cảnh chính phủ nước này áp thuế xuất khẩu.

Triển vọng ngành thép "sáng" hơn trong năm 2023

Giá thép hôm nay 29/8/2022: Rời ngưỡng 4.000 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay 30/8/2022: Tiếp tục điều chỉnh giảm

Theo báo cáo của Business Standard, những thay đổi này có thể khiến doanh thu toàn ngành giảm 2 - 4% trong năm tài chính 2022 - 2023. Tuy nhiên, CRISIL Research chỉ ra rằng, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 5 - 10% đối với các sản phẩm thép dài.

Giá thép trong nước của Ấn Độ đã tăng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, dẫn đến động thái áp thuế xuất khẩu của chính phủ. Xuất phát từ điều này, giá thép dẹt đã giảm 25% so với mức đỉnh vào tháng 4, chiếm gần 80% xuất khẩu thép thành phẩm và do các công ty thép lớn thống trị. Đồng thời, giá thép dài cũng có sự điều chỉnh nhưng ở mức hạn chế.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Hiện tại, các thương nhân đang kỳ vọng giá thép dẹt sẽ được điều chỉnh hơn 10% trong năm tài chính 2023, ngay cả khi giá thép dài vẫn có khả năng phục hồi. Vào tháng 8/2022, giá thép dài của các công ty sơ cấp cao hơn 6 - 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá của các công ty thứ cấp thậm chí còn cao hơn do giá than nhiệt - một nguyên liệu đầu vào chính, ngày càng tăng. Việc giá đầu vào leo thang sẽ hạn chế biên lợi nhuận trên diện rộng. Các công ty thứ cấp có thể mong đợi sự tăng trưởng nhu cầu lành mạnh từ phân khúc cơ sở hạ tầng và nhà ở, đồng thời giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Nhu cầu đối với thép dài trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nhiều hơn so với tăng trưởng thép dẹt, mang lại lợi ích cho các MSME. Ngoài ra, nhu cầu gang thép và sắt xốp tăng mạnh cũng sẽ hỗ trợ doanh thu của phân khúc.

Tại thị trường trong nước, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, thép Hòa Phát cũng giảm 310.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 14,67 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và giảm 350.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức cũng thực hiện giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và 400.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.

Hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Kyoei cũng được giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn, về mức giá 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Nhật cũng tiến hành giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,44 triệu/tấn và 14,95 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, thép Việt Mỹ cũng thực hiện hạ giá bán sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 tại khu vực miền Trung với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn, giá bán còn 14,44 triệu đồng/tấn và 14,8 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Pomina cũng hạ giá với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Nam với cùng mức giảm 710.000 đồng/tấn, kéo giá bán xuống còn 15,28 triệu đồng/tấn và 15,48 triệu đồng/tấn.

Như vậy, đây là lần giảm thứ 14 của giá thép trong nước kể từ 11/5 và lần giảm giá thứ 3 trong tháng 8. Trong vòng hơn 3 tháng qua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động quanh mốc 14-15 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Nhiều nhóm hàng xuất khẩu vào Đài Loan có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết Tổng hội Công nghiệp toàn quốc Đài Loan (Trung Quốc) (CNFI) vừa công bố Báo cáo điều tra hàng hóa uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc) năm 2022

Báo cáo chủ yếu đề cập tới hàng nhập khẩu từ các đối tác, trong đó, Việt Nam đứng thứ hai (sau Trung Quốc) với tổng cộng 15 báo cáo phản hồi hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc), chiếm 14,6% tổng số các báo cáo.

Trong danh sách nhóm các mặt hàng nhập khẩu được coi là uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc) có 12 nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Bao gồm mặt hàng clinker dùng để sản xuất xi măng có mã CCC code: 25231090003; khăn, giấy lau tẩm cồn có mã CCC code: 38089420001; mặt hàng sợi bông đơn tự nhiên không chải kỹ, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên có mã CCC code 52051100108; hàng xơ sợi polyester khác, chủ yếu hoặc chỉ được trộn với sợi bông nhân tạo (thương nhân gọi là chỉ sợi trắng SPUN T/R) có mã CCC Code 55095100004…

Ngoài ra là các mặt hàng sắt hoặc thép không hợp kim cuộn cán phẳng được mạ hoặc tráng thiếc, có độ dày dưới 0,5 mm có mã CCC Code 72101200008; mặt hàng sắt hoặc thép không hợp kim (không lượn sóng) cuộn cán phẳng được mạ hoặc tráng kẽm; mặt hàng sắt hoặc thép không hợp kim cuộn cán phẳng được mạ hoặc tráng ô-xít crôm hoặc hỗn hợp crôm và oxit crôm có mã CCC Code 72105000001…

Sau khi báo cáo được công bố, CNFI khuyến nghị chính quyền Đài Loan - Trung Quốc đưa các mặt hàng vào hệ thống cảnh báo sớm, áp thuế chống bán phá giá và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu và tiến hành biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu, tức là các nhà sản xuất Đài Loan - Trung Quốc phải đồng ý mới được phê duyệt nhập khẩu với một số nhóm hàng cụ thể.

Minh Phương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán