Giá thép hôm nay 28/10/2022: Thị trường trong nước "lao đao", xuất khẩu bật tăng mạnh mẽ

(Banker.vn) Trong tháng 9 vừa qua, ngành thép Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các cơ hội từ trong thách thức, thị phần xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng từ 18% trong tháng 8 lên 19%. Thế giới, giá thép hôm nay trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 3.459 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 25/10/2022: Quay đầu giảm, doanh nghiệp "lỗ" nặng

Giá thép hôm nay 26/10/2022: Điều chỉnh giảm nhẹ trên sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép hôm nay 27/10/2022: Nhiều công ty thua lỗ, cơ hội tăng trưởng "mong manh"

Ghi nhận vào lúc 10h40 ngày 28/10 (theo giờ Việt Nam), giá thép thế giới giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải xuống mức 3.459 Nhân dân tệ/tấn. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ vào tháng 3 năm 2020 đến năm 2021, giá thép đã tăng lên tới 215%. Theo báo cáo của Forbes, giá thép cán nóng đạt mức cao 1.825 USD vào tháng 7/2021, so với mức giá thông thường trước đại dịch là từ 500 - 800 USD.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo Armstrong Steel giải thích, do có một "cơn bão hoàn hảo" giá thép đã tăng hơn 200% từ khi bắt đầu đại dịch năm 2020 đến giữa năm 2021. Có nhiều lý do khiến giá thép tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. Tất nhiên, cung và cầu là một yếu tố rõ ràng trong việc tăng giá, vì sản xuất toàn cầu không theo kịp nhu cầu mới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng gấp đôi nhu cầu toàn cầu về quặng sắt đường biển. Điều này khiến các công ty khai thác và thép phải làm việc với các hợp đồng ngắn hạn hơn, thay vì các hợp đồng dài hạn mà họ đã từng làm trước khi giá tăng đột biến.

Thậm chí, một số công ty trong ngành thép đã buộc phải tạm dừng các đơn đặt hàng mới do không thể đáp ứng đơn hàng hoặc định giá đúng. Một số công ty thậm chí còn giới hạn thời gian báo giá của họ tốt trong thời gian bao lâu, vì giá thép biến động đến mức khó có thể xử lý được hoạt động kinh doanh của họ.

Cũng theo doanh nghiệp ngành thép này nhận định, mặc dù mức tăng đột biến chưa từng có trong ngành thép cuối cùng đã kết thúc, nhưng nó không có khả năng quay trở lại mức trước năm 2020, do lạm phát vẫn là một thách thức liên tục đối với các công ty và người tiêu dùng.

Tại thị trường trong nước, giá thép duy trì bình ổn. Tại miền Bắc, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn 9 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý duy trì đi ngang, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg. Thép Việt Đức duy trì ổn định, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg. Thép Việt Sing giữ nguyên giá bán, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg. Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.

Tại miền Trung, thép Hòa Phát duy trì chuỗi ngày ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg. Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.

Tại miền Nam, thép Hòa Phát tiếp tục ổn định, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg. Thép Pomina duy trì giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Xuất khẩu thép sang châu Âu tăng trong tháng 9/2022

Trong bối cảnh giá sắt thép trên thế giới liên tục gặp áp lực do nhu cầu suy yếu, các doanh nghiệp thép trong nước cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Một mặt, giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh cùng với hàng tồn kho còn nhiều buộc doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng. Trên thực tế, sản xuất thép trong nước vẫn tăng trong khi lượng sản lượng thép bán được đang có xu hướng giảm.

Mặt khác, các nhà sản xuất thép nội địa cũng sẽ gặp áp lực thương mại quốc tế do tính cạnh tranh tăng cao. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thất xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam có xu hướng giảm liên tiếp kể từ tháng 06 cho tới tháng 09.

Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các cơ hội từ trong thách thức, đặc biệt là tận dụng nguồn cung thiếu hụt tại khu vực châu Âu do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng điện khiến nhiều nhà máy thép gặp khó khăn. Thị phần xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này đã ghi nhận mức tăng từ 18% trong tháng 8 lên 19% trong tháng 9 vừa qua.

Minh Phương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán