Giá thép hôm nay 22/8/2022: Khởi sắc phiên đầu tuần | |
Giá thép trong nước tiếp tục giảm nửa triệu đồng/tấn: Ngành thép "lao đao"? | |
Giá thép hôm nay 23/8/2022: Tiếp đà đi lên |
Bắc Kinh đang cố gắng thúc đẩy vay nợ trong nền kinh tế - gặp khó khăn bởi tham vọng Zero COVID-19 nghiêm ngặt, cũng đang tác động đến giá nguyên liệu sản xuất thép chính này.
Vào hôm thứ Hai (22/8), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm lãi suất thế chấp cơ bản 5 năm - mức chuẩn để định giá hầu hết các khoản thế chấp - thêm 0,15 điểm % xuống 4,3%, từ mức 4,45%.
Ngân hàng trung ương cũng cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay một năm 0,05 điểm phần trăm xuống 3,65% từ mức 3,7%. Động thái này đã được các nhà kinh tế dự đoán và bổ sung vào các biện pháp nới lỏng của tuần trước do dữ liệu kinh tế đáng thất vọng cho tháng 7.
Nguồn ảnh: Internet |
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một ngoại lệ, với các ngân hàng trung ương ở các quốc gia khác buộc phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, thậm chí trước nguy cơ suy thoái.
Ông Raymond Yeung, Nhà kinh tế trưởng của ANZ cho Trung Quốc Đại lục, cho biết: “Việc cắt giảm là quá ít và quá muộn. Việc bán bất động sản đã không đáp ứng được với các đợt cắt giảm lãi suất trước đó. Các biện pháp cho đến nay chỉ là ngoài lề. Đừng trông chờ vào sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc”.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm nay, nhưng các nhà phân tích dự đoán kết quả sẽ yếu hơn nhiều. Ngân hàng Commonwealth dự đoán, GDP năm 2022 chỉ ở mức 2,2%. Tuần trước, Nomura đã cắt giảm dự báo năm 2022 xuống 2,8% và Goldman Sachs giảm xuống 3%.
Bà Carol Kong, Nhà Kinh tế tại Commonwealth Bank, cho biết, bà rất lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Bà nói thêm: "Bởi vì nền kinh tế Australia chịu tác động mạnh của nền kinh tế Trung Quốc thông qua xuất khẩu hàng hóa của chúng tôi, điều đó chắc chắn sẽ không tốt cho triển vọng tăng trưởng của Australia".
Tại thị trường trong nước, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, thép Hòa Phát cũng giảm 310.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 14,67 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và giảm 350.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức cũng thực hiện giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và 400.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.
Hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Kyoei cũng được giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn, về mức giá 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Nhật cũng tiến hành giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,44 triệu/tấn và 14,95 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, thép Việt Mỹ cũng thực hiện hạ giá bán sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 tại khu vực miền Trung với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn, giá bán còn 14,44 triệu đồng/tấn và 14,8 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Pomina cũng hạ giá với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Nam với cùng mức giảm 710.000 đồng/tấn, kéo giá bán xuống còn 15,28 triệu đồng/tấn và 15,48 triệu đồng/tấn.
Như vậy, đây là lần giảm thứ 14 của giá thép trong nước kể từ 11/5 và lần giảm giá thứ 3 trong tháng 8. Trong vòng hơn 3 tháng qua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động quanh mốc 14-15 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
Việt Nam nhập siêu 2,4 tỷ USD mặt hàng sắt thép trong 7 tháng
Theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2,4 tỷ USD các mặt hàng sắt thép. Cụ thể, trong tháng 7, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt hơn 613 nghìn tấn với trị giá là 645 triệu USD, giảm 29% về lượng và trị giá so với tháng trước. Đây cũng là tháng ghi nhận lượng xuất khẩu thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.
Tính chung 7 tháng, lượng xuất khẩu sắt thép đạt hơn 5,4 triệu tấn, tương đương 5,6 tỷ USD, giảm 23% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, trong tháng 7, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 909 nghìn tấn, tương đương 1 tỷ USD, giảm 27% về lượng và giảm 25% về giá trị so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu nhóm hàng này đạt 7,4 triệu tấn với trị giá 8 tỷ USD, giảm 8% về lượng nhưng tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc đạt 3,41 triệu tấn, giảm 14,7%; Nhật Bản đạt 1,15 triệu tấn, tăng 5,9%; Hàn Quốc đạt 793 nghìn tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh Hằng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|