Giá thép hôm nay 24/11/2022: Tăng trở lại, thị trường xuất khẩu gặp khó

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 10h50 ngày 24/11 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng nhẹ và tăng lên mức 3.637 Nhân dân tệ/tấn. Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến Quý II năm 2023.

Triển vọng nào cho các "ông lớn" ngành thép trong năm 2023?

Giá thép hôm nay 22/11/2022: Thị trường có phần "kém sắc"

Giá thép hôm nay 23/11/2022: Gần chạm mốc 4.000 Nhân dân tệ/tấn

Những người tham gia hội nghị của Viện Thép Đông Nam Á (Seasi) ở Malaysia cho biết, nhu cầu ở Đông Nam Á đang chịu áp lực từ kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất gia tăng cũng như nhu cầu thép yếu của Trung Quốc.

Ông Karel Eloot từ McKinsey & Company cho hay, hơn 46 triệu tấn đầu tư công suất thép đã được công bố lên kế hoạch cho khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ tới, với khoảng 41 triệu tấn thông qua đầu tư từ các công ty Trung Quốc. Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines sẽ chiếm phần lớn công suất mới vào năm 2030.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Eloot cho biết việc mở rộng công suất trong nước dự kiến ​​giảm dần khoảng cách cung-cầu của khu vực và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu của khu vực dự kiến ​ giảm xuống còn 25% trong tổng nguồn cung hiện có, từ mức 44% vào năm 2020.

Seasi dự kiến ​​đạt khoảng 90,8 triệu tấn công suất thép trong khu vực trong những năm tới, mặc dù họ không đưa ra ước tính khi nào công suất này sẽ đi vào hoạt động.

Theo thông tin từ Seasi, Việt Nam sẽ chiếm 42,8 triệu tấn công suất mới trong khi 46,4 triệu tấn công suất đã được phê duyệt tại Malaysia. Tổ chức này cho biết các nhà máy thép khổng lồ của Trung Quốc đang được thành lập trong khu vực để bán lại thép cho Trung Quốc.

Nhập khẩu thép thành phẩm của Đông Nam Á đã giảm 4,3% trong năm xuống còn 21,9 triệu tấn trong thời gian từ tháng 1 - 6. Xuất khẩu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 11,1 triệu tấn. Con số này so với xuất khẩu ở mức 23,7 triệu tấn vào năm 2021, tăng 41% trong năm. Nhập khẩu ở mức 45,4 triệu tấn vào năm ngoái, tăng 7,3% trong năm.

Seasi cho biết, nhu cầu thép của ASEAN-6 được dự đoán là 77,9 triệu tấn trong năm nay, tăng 3,6% so với năm ngoái, với Việt Nam dự kiến ​​chiếm 29% nhu cầu. Sản xuất thép dựa trên lò cao có khả năng chiếm 57% sản lượng thép của khu vực vào năm 2026, so với tỷ lệ 30% vào năm 2020.

Tại thị trường trong nước, giá thép ở khu vực miền Bắc thương hiệu thép Hòa Phát không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục đi ngang, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg. Thép Việt Đức với 2 dòng sản phẩm của hãng duy trì ổn định. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS duy trì mức giá bán thấp, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg. Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg. Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.

Tại miền Trung, thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép VAS giữ nguyên giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg. Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.

Tại miền Nam, thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg. Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Thị trường thép trong nước rất áp lực

Tại đối thoại chuyên đề “Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Phạm Công Thảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, năm nay là năm rất khó khăn với ngành thép. Trong đó tỷ giá là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả và hoạt động của ngành thép.

“Khi tỷ giá tăng, chúng ta nhìn thấy có vẻ như thuận lợi cho việc xuất khẩu, thế nhưng ở ngành thép thì chủ yếu là thị trường trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm một phần. Trong khi đó, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thép chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là quặng sắt, thép vụn phải nhập khẩu phần lớn.

Khi tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và chi phí của doanh nghiệp. Theo thông tin tôi nắm được, đối với các đơn vị lớn thì chênh lệch về tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng khoảng 70-80 tỷ đồng trong năm 2022, các đơn vị nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng từ 20-30 tỷ đồng”, ông Phạm Công Thảo cho biết.

Theo ông Thảo, năm nay việc tiêu thụ thép cũng suy giảm khá nhiều so với năm trước, do vậy thị trường thép trong nước rất xấu và áp lực. Trong quý 3 vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố kết quả xấu.

Chia sẻ về thông tin này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam nói: “Đúng là tỷ giá ảnh hưởng rất lớn, bởi nguyên liệu về đến nơi thì giá tăng, làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng. Ngành thép khó khăn do nhu cầu trong nước thấp, xuất khẩu suy giảm, chi phí đầu vào tăng, giá bán lại giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh ở mức xấu. Giá cổ phiếu thép giảm rất mạnh. Điều này cũng do thị trường và thép cũng giảm chung trong tổng quan thị trường và một phần do tiêu cực của chứng khoán”.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng phải nghĩ đến phòng tránh rủi ro về tỷ giá. Với ngành thép, ông Thảo cho biết cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu, kế hoạch mua kỳ hạn, mua forward (giao dịch hối đoái kỳ hạn) với đồng đô la để hạn chế các biến động trong tương lai của tỷ giá.

“Ngoài ra chúng tôi cũng cố gắng tăng cường các hoạt động xuất khẩu. Khi xuất khẩu sẽ có nguồn ngoại tệ về, chúng tôi sẽ dùng nguồn ngoại tệ đó để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, đỡ được phần nào so với việc phải mua lại ngoại tệ của các ngân hàng”, ông Thảo cho biết.

Minh Phương (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục