Giá thép hôm nay 14/3: Giá thép tăng 32 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch

(Banker.vn) Giá thép hôm nay 14/3 tiếp tục tăng 32 nhân dân tệ/tấn. Ngành thép được nhận định có thể đã qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy nhiên tốc độ phục hồi chậm.
Giá thép hôm nay 11/3: Giá thép tăng mạnh trở lại Giá thép hôm nay 12/3: Giá thép trong nước dự báo sẽ đi ngang trong thời gian tới Giá thép hôm nay 13/3: Giá thép tăng nhưng doanh nghiệp thép đối mặt với thua lỗ

Giá thép tăng 32 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 32 nhân dân tệ lên mức 4.360 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16 nhân dân tệ, lên mức 4.252 nhân dân tệ/tấn.

Thời điểm khó khăn của ngành thép đã qua?

Các chuyên gia nhận định, ở hiện tại, thời điểm khó khăn của ngành thép đã qua, tuy nhiên, doanh nghiệp cần nắm được các yếu tố tác động đến ngành thép để đạt mức tăng trưởng như kế hoạch đặt ra.

Những yếu tố được đánh giá là sẽ tác động đến triển vọng doanh nghiệp bất động sản như các dấu hiệu tích cực từ việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án bất động sản; tiến trình giải ngân vốn đầu tư công trong nước được đẩy mạnh; thị trường xuất khẩu thép sang EU và Mỹ; biến động giá nguyên vật liệu; giá thép đầu ra; biến động tỷ giá và lãi suất.

Giá thép hôm nay 14/3: Giá thép tăng 32 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch
Ngành thép có thế đã qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy nhiên tốc độ phục hồi chậm

Những doanh nghiệp đầu ngành có thị phần lớn sẽ phục hồi nhanh hơn nhờ lợi thế thương hiệu và năng lực phân phối. Bên cạnh đó, khả năng quản trị tồn kho cũng là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng sức chống chịu và khả năng phục hồi cao hơn khi giá thép quay đầu.

Ngành thép là ngành hiếm hoi có tăng trưởng dương về lợi nhuận trong năm 2023 nhờ nền thấp của năm 2022. Tuy nhiên, xét yếu tố tích cực trong ngắn hạn rất ít nên rủi ro nhiều hơn. Do vậy, cần nhìn nhận mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp thế nào, có đáp ứng được thay đổi và rủi ro ở hiện tại hay không.

Chẳng hạn như thị trường xuất khẩu gặp khó. Tuy nhiên, có một vài điểm sáng như Mỹ tốt hơn EU, Indonesia tốt hơn Thái Lan. Do đó, những doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi thị trường tốt hơn sẽ có lợi thế.

Hiện ngành thép đối diện 4 yếu tố khó khăn: Thứ nhất, chi phí tài chính cao do lãi suất vẫn neo mức cao. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đang gặp thách thức khi ngành thép phải chuyển đổi, tăng hàm lượng xanh khi xuất khẩu sang Mỹ, EU… Thứ ba, chi phí sản sản xuất cao khi điện tăng. Cuối cùng là rủi ro từ chính sách phỏng vệ thương mại của các nước.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại ngành cũng có nhiều điểm thuận lợi giá thép bắt đầu nhích lên, Trung Quốc mở cửa trở lại và chính phủ tăng cường đầu tư công...

Chính vì thế, có thể trong thời gian tới, ngành thép sẽ bớt khó khăn và có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, với tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ ảm đạm, trong ngắn hạn, ngành thép không thể phục hồi nhanh chóng như kỳ vọng.

Giá thép trong nước vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn

Thép Pomina mới đây điều chỉnh giá bán tăng hơn 1 triệu đồng/tấn, đưa giá thép xây dựng của thương hiệu này lên gần 17,5 triệu đồng/tấn.

Theo đó, mức giá mới của thép cuộn Pomina tại khu vực miền Trung loại phi 10 lên 17,6-17,8 triệu đồng/tấn, tùy tiêu chuẩn; phi 12 từ 17,29-17,49 triệu đồng/tấn. Còn tại khu vực miền Nam cũng tăng 810.000 đồng/tấn, lên 17,08-17,49 triệu đồng/tấn, tùy loại.

Các công ty thép khác như Vina Kyoei, Thép Miền Nam đều vượt 16 triệu đồng/tấn. Theo đó thép Vina Kyoei, Thép Miền Nam loại phi 10 có cùng giá bán từ 16,24-16,44 triệu đồng/tấn. Các hãng thép khác như Hòa Phát, Việt - Ý, Thái Nguyên… cũng có giá bán ra gần 16 triệu đồng/tấn.

Với mức giá trên được xuất bán tại các nhà máy, còn giá bán lẻ tại cửa hàng sẽ đội thêm vài triệu đồng/tấn, chủ yếu là phí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Theo đó, giá thép bán lẻ của Vina Kyoei, Thép Miền Nam hiện tại đã vượt hơn 18,2 triệu đồng/tấn; giá thép của các hãng khác từ 17-17,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá thép của Pomina lên tới gần 19 triệu đồng/tấn.

Bảng giá thép sau khi điều chỉnh cụ thể như sau:

Giá thép tại Miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát có giá bán như sau: Dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.840 đồng/kg.

Thép Việt Ý có giá như sau: Dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.

Thép Việt Sing, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.830 đồng/kg.

Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều lên mức giá 15.680 đồng/kg và 15.580 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều có mức giá 15.880 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 có giá 15.710 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.580 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 17.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.600 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 15.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.

Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.780 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 có giá 17.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.390 đồng/kg.

Nguyễn Duyên

Theo: Báo Công Thương