Giá thép hôm nay 10/11/2022: Lao đao trên sàn giao dịch Thượng Hải

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 10h30 ngày 10/11 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải quay đầu giảm và xuống mức 3.544 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 7/11/2022: Tín hiệu tích cực ngày đầu tuần

Giá thép hôm nay 8/11/2022: Duy trì ổn định tại thị trường trong nước

Giá thép hôm nay 9/11/2022: Tăng mạnh trên sàn giao dịch Thượng Hải

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11, giá quặng sắt giao với hợp đồng chuẩn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) chạm mức cao nhất trong hai tuần. Cụ thể, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2023 trên Sàn DCE của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ban ngày với mức tăng 2,6%, đạt 686 nhân dân tệ/tấn (tương đương 94,62 USD/tấn).

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 24/10 là 691,50 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), giá quặng sắt SZZFZ2 chuẩn giao tháng 12/2022 tăng 0,8% lên 88,55 USD/tấn.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chính sách hỗ trợ tài chính trái phiếu cho các nhà phát triển bất động sản ở Trung Quốc đã tiếp thêm nhiên liệu cho sự phục hồi về mặt tâm lý đối với quặng sắt. Sau đợt giảm trong tháng 10 do lo ngại về nhu cầu thép suy yếu ở nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc, chủ yếu do hạn chế COVID-19 và suy thoái trong lĩnh vực bất động sản, quặng sắt đã lấy lại sức mạnh trong tháng này.

Bởi sự hạn chế từ Covid nên lợi nhuận của quặng sắt đã mở rộng sau khi cơ quan quản lý thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc mở rộng tài trợ trái phiếu cho các công ty tư nhân, bao gồm cả các nhà phát triển, với sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương.

Tại thị trường trong nước, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc duy trì trạng thái ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý cũng tiếp tục giữ nguyên giá bán, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.

Thép Việt Đức với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg. Thương hiệu thép VAS vẫn ở mức giá thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg. Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát tiếp tục bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg. Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg. Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc: Nguy cơ phá sản hàng loạt

Ngành thép Trung Quốc đang bước vào một thời kỳ u ám mới, khi cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản nước này kéo tụt nhu cầu tiêu thụ thép, chưa kể mô hình tăng trưởng dựa vào xây dựng mà Bắc Kinh theo đuổi bấy lâu nay đang trở nên thiếu bền vững. Trong bối cảnh như vậy, một số lượng lớn doanh nghiệp thép Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ phá sản.

Thị trường nội địa Trung Quốc tiêu thụ khoảng 95% số thép mà nước này sản xuất ra. Trong số khoảng 1,2 tỷ tấn thép mà nước này sản xuất mỗi năm, tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 1 tỷ tấn. Trong khi đó, ngành nhà đất vốn là đối tượng tiêu thụ thép chủ lực ở Trung Quốc, chiếm ít nhất 1/3 nhu cầu thép nội địa, nên khủng hoảng địa ốc đang kéo ngành thép "chết chung".

Để cứu giá thép, doanh nghiệp thép Trung Quốc muốn cắt giảm sản lượng hơn nữa, nhưng một số nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng chính quyền các địa phương muốn các nhà máy thép cố gắng duy trì sản lượng để không để ảnh hưởng đến các số liệu kinh tế.

Các nhà máy thép từng được xem như "các nhà vô địch" trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, một số thậm chí từ những xưởng nhỏ ở nông thôn trở thành doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD. Giới phân tích nhận định rằng đến một thời điểm nào đó, ngành địa ốc Trung Quốc sẽ thoát khủng hoảng, nhưng cơ hội để ngành này tạo ra sự bùng nổ trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới như trong những thập kỷ qua là rất thấp. Bởi vậy, cơ hội của các doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng không còn được như trước.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhu cầu thép của Trung Quốc đã qua đỉnh, và từ giờ trở đi sẽ là một vòng xoáy dần đi xuống. Dữ liệu từ ngành thép Trung Quốc cho thấy, trong tháng 7, chưa đầy 20% số doanh nghiệp thép ở nước này có lãi, so với tỷ lệ 80% trước tháng 3.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán