Giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 125.000 – 148.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 160.000 – 195.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Không đủ hàng để trả đơn cho các đầu mối xuất khẩu nên giá thu mua sầu riêng tăng liên tục. |
Giá sầu riêng tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 128.000 – 148.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 140.000-148.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 195.000 – 198.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 175.000 – 180.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 124.000 – 140.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 190.000 -195.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 178.000 – 180.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 125.000 – 145.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 190.000 -195.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 175.000 – 178.000 đồng/kg.
Theo thương lái thu mua sầu riêng tại Tiền Giang bắt đầu mua sầu riêng trở lại từ ngày 15/2, hàng Monthong loại A gom không đủ để trả đơn cho các đầu mối xuất khẩu nên giá thu mua tăng liên tục. Mỗi kg hiện lên 200.000 đồng. Giá này bằng đỉnh cũ cách đây một năm. Sầu riêng Monthong trái vụ đang khan hàng nên mỗi ngày chỉ mua được 1-2 tấn. Monthong loại A (2.7 hộc loại 2-5 kg) có giá 190.000-202.000 đồng một kg, loại B (2.5 hộc) 175.000 đồng.
Trái ngược với sầu riêng Monthong, hiện Ri6 liên tục rớt giá từ 148.000 đồng một kg xuống 120.000-126.000 đồng với hàng loại A, giảm 14% so với cuối năm ngoái. Với sầu riêng loại B, giá 100.000 đồng, loại C là 75.000 đồng.
Tính từ tháng 7/2022 khi sầu riêng Việt được xuất chính ngạch sang Trung Quốc đến nay luôn có giá bán cao, từ 70.000-200.000 đồng một kg. Nhờ đó, năm 2023, cây sầu riêng mang lại lợi nhuận bình quân trên 1,5 tỷ đồng một ha, cao hơn 526 triệu đồng một ha so với năm 2022.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, Việt Nam có trên 131.000 ha sầu riêng được trồng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây. Tây Nguyên là thủ phủ lớn nhất về diện tích sầu riêng, trong đó Monthong là giống chiếm đa số.
Tại Việt Nam, sầu riêng trái vụ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, trong đó Tiền Giang có diện tích lớn nhất. Tới nay, Tiền Giang có 21.790 ha trồng sầu riêng, tăng hơn 23% và sản lượng ước đạt hơn 386.000 tấn (chiếm gần 22% tổng sản lượng cây ăn quả), tăng hơn 33% so với cùng kỳ2023.
Sản lượng xuất khẩu hơn 500.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc, Việt Nam đang khiến thị phần sầu riêng của Thái Lan, Malaysia bị thu hẹp.
Trung Quốc hiện chiếm đến 99% thị phần sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam nên chi phối giá sầu riêng trong nước dịp Tết. Theo nhiều nhà vườn, giá sầu riêng cận Tết năm nay còn cao hơn năm ngoái do thị trường Trung Quốc hút hàng.
Cục Bảo vệ Thực vật cho biết từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn. Từ năm 2022 là năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 46.000 tấn.
Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tươi đến 24 thị trường. Mặt hàng sầu riêng đông lạnh cũng được xuất khẩu tới 23 thị trường.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước ước đạt 110.000 ha, tăng hơn 24% mỗi năm, là tỉ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Diện tích cho thu hoạch 54.400 ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng 849.100 tấn.