Giá heo hơi hôm nay 3/11: Tiếp tục giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg

(Banker.vn) Giá heo hơi hôm nay 3/11 tiếp tục giảm tử 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/11: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 3.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tiếp đà giảm giá

Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tiếp tục giảm nhẹ tại một số tỉnh thành và dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình cùng về mức 55.000 đồng/kg - ngang với Phú Thọ và Bắc Giang. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Vĩnh Phúc duy trì giá thu mua ở mốc 53.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. Tại TP Hà Nội, giá heo hơi hôm nay đi ngang và hiện ở mức 58.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Yên Bái và Lào Cai được thương lái thu mua cùng giá 54.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại có giá ổn định ở mức 56.000 đồng/kg.

2718-gia-lon-hoi
Giá heo hơi hôm nay 3/11: Tiếp tục giảm từ 1.000 -2.000 đồng/kg

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay tiếp tục duy trì giảm giá trên diện rộng và dao động trong khoảng 53.000 - 57.000 đồng/kg. Trong đó, mức giảm giá sâu nhất 2.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa và đưa giá heo hơi về mức 54.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định cùng giao dịch ở mốc 55.000 đồng/kg.

Cùng ghi nhận mức giảm giá 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận và Quảng Bình dao động trọng khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng. Mức giá thấp nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận.

Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương và dao động trong khoảng 51.000 - 56.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp và Cà Mau điều chỉnh giá thu mua giảm 1.000 đồng/kg còn 55.000 đồng/kg - ngang với các tỉnh Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bạc Liêu. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá giao dịch tại Bình Phước, TP HCM, Bình Dương và Tây Ninh cùng ở mức 56.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại An Giang. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Sóc Trăng đứng ở mức 51.000 đồng/kg, tiếp tục là tỉnh có giá heo hơi thấp nhất khu vực.

Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 3/11 tại các khu vực

Khu vực

Địa phương

Mức giá

Tăng/giảm

Miền Bắc

Nam Định

55.000

-1.000

Hà Nam

55.000

-1.000

Ninh Bình

55.000

-1.000

Miền Trung – Tây Nguyên

Thanh Hóa

54.000

-2.000

Nghệ An

53.000

-1.000

Hà Tĩnh

54.000

-1.000

Quảng Bình

56.000

-1.000

Quảng Nam

55.000

-1.000

Quảng Ngãi

55.000

-1.000

Bình Định

55.000

-1.000

Bình Thuận

54.000

-1.000

Miền Nam

Bình Phước

56.000

-1.000

TP.HCM

56.000

-1.000

Bình Dương

56.000

-1.000

Tây Ninh

56.000

-1.000

Đồng Tháp

55.000

-1.000

Cà Mau

55.000

-1.000

Liên minh châu Âu (EU) dự đoán sản lượng ngô đạt mức thấp nhất kể từ niên vụ 2007/08 với sản lượng dự báo giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái do hạn hán.

Do đó, nhập khẩu ngô đạt khối lượng đáng kể trong những tuần cuối cùng của niên vụ 2021/22 và EU sẽ trở lại là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới vào năm 2022/23 khi Trung Quốc giảm bớt nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu ngô của EU tăng cao trong bối cảnh mùa vụ kém, nước này đã tăng cường nhập khẩu không chỉ từ Braxin mà còn từ Ucraina thông qua hành lang ngũ cốc ở Biển Đen. Xuất khẩu ngô chung của EU được dự báo sẽ giảm mạnh từ vụ 2021/22.

Giá ngô toàn cầu vẫn ở mức cao và hỗ trợ việc sử dụng các loại ngũ cốc thay thế làm thức ăn chăn nuôi ở EU. Sản lượng lúa mạch và lúa mì của EU cũng giảm so với năm trước, mặc dù không giảm nhiều như ngô. Hai loại ngũ cốc này được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ tác động của nguồn cung ngô trong nước làm thức ăn chăn nuôi thấp hơn; tuy nhiên, tổng lượng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi ở EU được dự báo sẽ giảm 4% hoặc gần 7 triệu tấn.

Thêm vào tình hình cung cấp ngũ cốc khó khăn, EU đang phải đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm (HPAI), khiến khoảng 50 triệu con gia cầm bị tiêu hủy. Các nhà sản xuất thịt bò và thịt heo ở EU cũng dự kiến sẽ giảm quy mô sản xuất để đối phó với các hạn chế về môi trường ngày càng tăng và chi phí thức ăn chăn nuôi và năng lượng cao hơn đã thắt chặt biên lợi nhuận.

Nguyễn Hạnh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục