Giá gas hôm nay ngày 4/12/2023: Thế giới giảm mạnh, trong nước ra sao?

(Banker.vn) Giá gas hôm nay ngày 4/12/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 2,05% ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2024.
Giá gas hôm nay ngày 1/12/2023: Cập nhật mới nhất về giá gas trong nước Giá gas hôm nay ngày 30/11/2023: Nhu cầu lớn dự kiến đẩy giá khí đốt tăng cao Giá vàng hôm nay 3/12/2023: Vàng cao nhất mọi thời đại, nhà đầu tư nên làm gì?

Mở cửa phiên giao dịch sáng 4/12/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 2,05% xuống mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2024.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2023 sẽ không tăng so với tháng 11. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay, giá gas không có sự biến động.

Giá gas hôm nay ngày 4/12/2023:
Hệ thống đường ống khí đốt

Với sản lượng ở mức cao kỷ lục và lượng khí dự trữ dồi dào, thị trường kỳ hạn đã gửi tín hiệu trong nhiều tuần rằng một số nhà giao dịch đã từ bỏ hy vọng thấy giá tăng đột biến trong mùa Đông này. Nhiều người trên thị trường thậm chí cho rằng, hợp đồng kỳ hạn cho mùa Đông này (tháng 11/2023 - tháng 3/2024) đã đạt đỉnh vào tháng 11.

Tuy nhiên, một số nhà dự báo cũng cảnh báo không được tự mãn, bởi với nhiệt độ giảm vào mùa đông, giá khí đốt có thể tăng cao hơn ở Liên minh châu Âu (EU). Ngay cả khi EU cố gắng vượt qua mùa Đông này mà không có sự gián đoạn hay thiếu hụt lớn về nguồn cung cấp khí đốt thì EU vẫn sẽ phải đối mặt với thực tế là giá khí đốt tự nhiên đang được quyết định ở những nơi khác như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Nhà phân tích thị trường John Kemp của hãng tin Reuters cho biết, châu Âu không khó khi mua LNG, nhưng cái giá mà nước này phải trả cho khí đốt sẽ được xác định ở một nơi khác.

Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Mỹ đã kiếm được tổng cộng 66,7 tỷ Euro (72,65 tỷ USD) kể từ tháng 2/2022 từ việc cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.

Cũng theo cơ quan trên, EU đã mua từ các nhà cung cấp Mỹ khoảng 61 tỷ m3 khí đốt trị giá 66,7 tỷ Euro trong giai đoạn từ tháng 2/2022 đến tháng 9/2023. Trung bình, EU mua 3,1 tỷ m3 khí đốt trị giá 3,3 tỷ euro mỗi tháng.

Năm 2021, trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Nga cung cấp cho EU 1,25 tỷ m3 khí đốt mỗi tháng trị giá 725 triệu Euro.

Sau khi EU áp đặt những lệnh trừng phạt mạnh tay lên Nga khi xung đột bùng phát ở Ukraine, hoạt động vận chuyển và nhập khẩu năng lượng từ Nga sang phương Tây đã bị hạn chế.

Theo nguồn tin của FT, EU đã nhập khẩu tổng cộng 17,8 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga từ tháng 1 đến tháng 9/2023. Tuy nhiên, khoảng 21% lượng khí đốt này được chuyển đến các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Bangladesh.

Như vậy, trên thực tế các nước EU vẫn tiếp tục mua khối lượng LNG kỷ lục từ Nga, bất chấp cam kết về việc "cai nghiện" năng lượng Nga từ các thành viên liên minh này. Trong đó, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ nằm trong số quốc gia tăng mạnh lượng mua LNG của Nga.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 12/2023 tại thị trường Hà Nội là 438.300 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.753.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, không thay đổi giá bán so với tháng 11.

Nguyên nhân, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12 “đứng im” do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 12 ở mức 615 USD/tấn, không thay đổi so với tháng 11.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 6 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11); tháng 12 không thay đổi.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục