Giá gas hôm nay ngày 27/7/2023: Nhích nhẹ, dao động quanh mức 2,68 USD/mmBTU

(Banker.vn) Cập nhật giá gas hôm nay ngày 27/7/2023 tại thị trường trong nước và thế giới; giá gas tháng 7; giá gas; giá gas Hà Nội; giá gas Petrolimex; gas Saigon Petro.
Giá gas hôm nay ngày 25/7/2023: Tăng nhẹ, thị trường bắt đầu bước vào chu kỳ mới? Giá gas hôm nay ngày 26/7/2023: Cung vượt cầu, giá gas sụt giảm Giá vàng hôm nay 26/7/2023, giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng 24k, giá vàng 18k, SJC, DOJI, PNJ 26/7/2023 Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/7/2023: Nguồn cung thắt chặt, dầu thô ổn định ở mức cao

Giá gas hôm nay ngày 27/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng nhẹ 0,07% dao động quanh mức 2,68USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 9/2023.

Giá khí đốt chuẩn của Hà Lan và Anh tăng vào sáng thứ Ba (25/7) do lo ngại về khả năng ngừng hoạt động nhiều hơn tại cơ sở hạ tầng khí đốt lớn của Na Uy và số lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến theo lịch trình thấp.

Theo một báo cáo nghiên cứu hàng ngày của công ty tư vấn Auxilione, hợp đồng tháng 8 vẫn còn một số lo ngại liên quan đến các vấn đề tiềm ẩn với khả năng ngừng hoạt động ở Na Uy với lượng LNG ít chảy sang EU (không đến Vương quốc Anh) để hỗ trợ trong những tuần tới”.

Giá gas Can Dung
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm. Ảnh Cấn Dũng

Hiện tại không có tàu chở LNG nào dự kiến ​​đến các cảng của Anh, với 6 tàu chở dầu dự kiến ​​đến Bỉ hoặc Hà Lan trước cuối tháng 7/2023.

Các nhà phân tích tại Refinitiv cho biết, tổng xuất khẩu của Na Uy vào thứ Ba tương tự như xuất khẩu hôm thứ Hai ở mức 338 triệu mét khối/ngày.

Việc bảo trì tại mỏ khí đốt Dvalin đã được kéo dài đến ngày 28/7, trong khi việc bảo trì cũng được lên kế hoạch tại các địa điểm khác của Na Uy như mỏ Troll và nhà máy xử lý Kollsnes vào tháng 8.

Giá khí đốt của Anh cũng tăng do sản xuất điện hạt nhân thấp hơn. “Một yếu tố cơ bản tăng giá là mức độ sản xuất hạt nhân hiện tại của Vương quốc Anh thấp, với sự kết hợp của việc ngừng hoạt động theo kế hoạch và ngoài kế hoạch khiến sản lượng giảm xuống còn 2,7 gigawatt (GW) vào ngày hôm qua”, ông Wayne Bryan, Nhà phân tích của Refinitiv, cho biết.

6 trong số các lò phản ứng của Anh - khoảng 3,6 GW - hiện đang ngoại tuyến để bảo trì theo lịch trình hoặc ngoài kế hoạch.

Tại thị trường Mỹ, hợp đồng kỳ hạn khí đốt tự nhiên của Mỹ đã ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên trong tháng 7 trong bối cảnh lượng điện tiêu thụ quá cao vào tháng này do nắng nóng mùa Hè tiếp tục mạnh mẽ.

Các nước thành viên EU cũng sẽ phải đối mặt với khả năng thiếu hụt khí đốt trong trường hợp mùa đông năm nay lạnh giá và việc cung cấp khí đốt từ Nga tiếp tục giảm. Đây là cảnh báo mà Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra mới đây.

Báo cáo mới nhất của IEA cho biết, ngay cả khi các kho chứa khí đốt của EU được lấp đầy gần 100% công suất từ giữa tháng 9 thì cũng "không có gì đảm bảo" rằng châu Âu sẽ tránh được những căng thẳng thị trường trong tương lai.

Theo báo cáo, một mùa đông lạnh giá có thể làm tăng nhu cầu khí đốt tự nhiên trong các khu dân cư và thương mại của EU thêm 30 bcm so với mùa sưởi ấm 2022 - 2023.

Theo IEA, trữ lượng khí đốt tại những kho trữ của EU đang có mức cao hơn 60% so với mức bình quân của 5 năm qua. Vì vậy, trước khi bắt đầu mùa sưởi ấm, mức dự trữ khí đốt của châu Âu có thể đạt tới 95%.

Tuy nhiên, mất nguồn cung khí đốt từ Nga có thể gây ra vấn đề. LNG từ những nhà cung cấp khác dự kiến sẽ trở thành nguồn thay thế cho khí đốt của Nga, điều này có thực sự an toàn?

Theo các chuyên gia năng lượng, sản lượng LNG nhập khẩu vào EU phải tăng thêm 15 tỷ m3 thì mới có thể bù đắp hoàn toàn cho lượng khí đốt mà EU không còn nhập khẩu từ Nga.

Song điều này chỉ đúng trong trường hợp thời tiết mùa đông ôn hòa, còn phía những nhà cung cấp LNG phải hoàn toàn tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ. Trong trường hợp như vậy, kho trữ khí đốt sẽ luôn duy trì ở mức trên 50% ngay cả khi mùa sưởi ấm đã kết thúc.

Nhưng nếu một mùa đông lạnh giá sẽ có tác động đáng kể đến thị trường khí đốt. Ngoài ra, với sản lượng LNG nhập khẩu vào EU tiếp tục ở mức hiện tại, thì đến cuối tháng 3/2024, trữ lượng khí đốt trong kho chứa sẽ chỉ còn 25%. Nếu xảy ra gián đoạn trong nguồn cung nhiên liệu, con số này có thể giảm xuống dưới 20%, dẫn đến một vòng xoáy tăng giá khác ở EU.

Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì từ ngày 1/7/2023 , mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.

Đơn cử, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7, giá gas của hãng sẽ giảm 18.500 đồng/bình 12 kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 347.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, thương hiệu gas City Petro cũng thông báo mức giảm 18.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 385.000 đồng/bình 12 kg; 1.443.500 đồng/bình 45 kg...

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam đã thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg

Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.

Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.

Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương