Giá gas hôm nay ngày 25/9/2023: Cần thận trọng theo dõi thị trường

(Banker.vn) Giá gas hôm nay ngày 25/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,31% ở mức 2,89 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2023.
Giá gas hôm nay ngày 21/9/2023: Thị trường khí đốt châu Âu biến động mạnh Giá gas hôm nay ngày 22/9/2023: Dự báo mới về giá gas Giá vàng hôm nay 24/9/2023: Giá vàng SJC chốt phiên cuối tuần tăng 100.000VND/lượng

Mở cửa phiên giao dịch sáng 25/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã tăng 0,31% lên mức 2,89 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2023.

Giá gas hôm nay ngày 25/9/2023:
Giá gas trong nước tính từ đầu năm đến nay có 4 lần tăng

Trang Oilprice đưa tin, Bộ Kinh tế Nga dự báo giá khí đốt xuất khẩu của nước này sang các nước sẽ đạt 434 USD/1.000 m3 trong năm nay trước khi giảm đáng kể xuống còn 321 USD/1.000 m3 vào năm tới.

Các điều chỉnh giảm giá sâu hơn đã được đưa ra trong dự báo cho những năm tiếp theo, xuống còn 308 USD/1.000 m3 vào năm 2025 và dưới 300 USD/1.000 m3 vào năm 2026. Mức điều chỉnh này thấp hơn mức 405 USD/1.000 m3 cho năm 2024 trong dự báo được đưa ra hồi đầu tháng này.

Thậm chí, những con số dự báo khác còn ảm đạm hơn, ở mức 419 USD/1.000 m3 cho năm 2023; 290 vào năm 2024; 272 USD vào năm 2025 và 260 USD vào năm 2026.

Trong khi đó, mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.

EC cho biết đang kêu gọi các công ty châu Âu đến ngày 27/9 cần gửi yêu cầu về tổng lượng khí đốt. Sau đó, cơ quan này sẽ tìm kiếm các công ty chào hàng trên thị trường quốc tế từ ngày 3-4/10. Nếu giao dịch được ký kết thì các đợt giao hàng dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2025.

Theo Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic, tình hình thị trường khí đốt vẫn diễn biến căng thẳng. Do đó, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cần thận trọng theo dõi thị trường để có thể tiếp tục triển khai việc mua chung khí đốt, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định với mức giá tốt hơn.

Trước đó, EU đã tiến hành hai lần đấu thầu quốc tế để mua chung khí đốt, lần lượt vào tháng 5 và tháng 7 năm nay. Trong hai lần này, các công ty châu Âu tham gia kế hoạch mua chung đã gửi yêu cầu về tổng lượng khí đốt vào khoảng 27,5 tỷ m3.

Tuy nhiên, các hồ sơ dự thầu quốc tế đáp ứng được các yêu cầu gọi thầu của EU mới đáp ứng được 22,9 tỷ m3 khí đốt. Con số này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu khí đốt khoảng 360 tỷ m3 của EU.

Mặc dù vậy, một quan chức cấp cao của EU cho biết, việc mua chung khí đốt đang tiến triển tốt và ngày càng có nhiều công ty tham gia.

Theo Reuters, các công ty châu Âu tham gia mua chung khí đốt trên tinh thần tự nguyện. Chính sách mua chung khí đốt dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 12 tới. Vì vậy, EC đã đề xuất đưa chính sách này thành một kế hoạch lâu dài như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm cải tổ các quy tắc thị trường khí đốt của EU.

Chính sách mua chung khí đốt của EU là một phần trong các biện pháp mà EU thông qua năm 2022 để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra khi đó. Với chính sách này giúp các nước thành viên có đủ dự trữ để chuẩn bị cho mùa Đông khi nhu cầu của châu Âu về khí đốt sưởi ấm lên đến đỉnh điểm.

Ở một diễn biến khác, phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về Dầu khí thượng nguồn Indonesia (ICIUOG), Chủ tịch công ty năng lượng ENI S.P.A chi nhánh châu Á Thái Bình Dương, ông Ciro Antonio Pagano cho hay, Indonesia có tiềm năng dầu khí lớn khi tính về mặt địa lý.

Chủ tịch công ty năng lượng có trụ sở chính tại Italy này chia sẻ, cơ hội của Indonesia đang rộng mở, nhất là trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga đang hạn chế. Trong khi đó, Indonesia được bao quanh bởi các khách hàng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây thậm chí còn được coi là yếu tố chính nhằm thu hút các công ty dầu khí toàn cầu đầu tư vào Indonesia.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 9/2023 tại thị trường Hà Nội là 413.160 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.652.640 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 33.000 đồng/bình 12kg và 132.000 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự, từ ngày 1/9, giá bán gas SP của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) tăng 2.750 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 33.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas SP 12kg sẽ được bán ở mức 406.500 đồng.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục