Giá gas hôm nay ngày 22/7/2023: Giảm sốc hơn 1%

(Banker.vn) Cập nhật giá gas hôm nay ngày 22/7/2023 tại thị trường trong nước và thế giới; giá gas tháng 7; giá gas; giá gas Hà Nội; giá gas Petrolimex; gas Saigon Petro.
Giá gas hôm nay ngày 19/7/2023: Dự trữ cao, giá gas đồng loạt giảm Giá gas hôm nay ngày 20/7/2023: Giá giảm bất chấp nhu cầu ở mức cao Giá gas hôm nay ngày 21/7/2023: Nhiều khả năng sẽ có đợt biến động mới về giá

Giá gas hôm nay ngày 22/7/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm mạnh tới 1,2 % xuống mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023. Như vậy, đây là phiên thứ 5 liên tiếp giá gas giảm, sự biến động phức tạp trên thị trường khí đốt tự nhiên đang làm khó các nhà đầu cơ.

Nhu cầu về khí đốt từ các nhà máy điện tăng lên và tốc độ gió chậm lại thì nhu cầu về phát điện chạy bằng khí đốt tại châu Âu đã tăng lên trong những ngày qua.

Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu sau khi Nga cắt đường ống cung cấp cho hầu hết các khách hàng Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc xâm lược Ukraine.

Các đường ống dẫn khí đốt
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt

Reuters dẫn lời ông Wayne Bryan, Nhà phân tích của Refinitiv, cho biết: “Với việc các kho chứa đầy, nhu cầu vẫn yếu và nguồn cung từ Na Uy phục hồi, chúng tôi kỳ vọng giao dịch trong phạm vi sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng trong trường hợp không có bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung hoặc nhu cầu bất ngờ nào”.

Nhu cầu yếu từ ngành công nghiệp và hàng tồn kho cao – với mức khí đốt trong kho của EU cao hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm và mức từ thời điểm này năm ngoái – cũng đã ảnh hưởng đến giá tiêu chuẩn của châu Âu.

Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các kho chứa khí đốt của EU đã đầy 82,33% tính đến ngày 18/7.

Trong khi đó, những người tham gia thị trường đã trở nên bi quan hơn đối với khí đốt châu Âu, với việc bán ròng hợp đồng TTF vào tuần trước đã tăng lần đầu tiên sau hơn 4 tuần, theo dữ liệu từ nhà điều hành sàn giao dịch được, Oilprice.com đưa tin.

Trong một diễn biến khác, chính quyền Nga mới đây đã chấp thuận để Tập đoàn Năng lượng quốc gia Gazprom tiến hành đợt tăng giá khí đốt chưa từng có đối với khách hàng trong nước.

Theo đó, Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) đã phê duyệt mức tăng 8% với giá khí đốt từ ngày 1/7. Theo lộ trình, sẽ tiếp tục có một đợt tăng 8% từ ngày 1/7/2025.

Việc tăng giá chỉ áp dụng cho Gazprom, được chính quyền coi là nhà cung cấp khí đốt độc quyền, không áp dụng cho các nhà sản xuất khí đốt độc lập, như Novatek. Những nhà sản xuất khí đốt độc lập ở Nga vốn không bắt buộc phải bán khí đốt theo giá cố định của Chính phủ.

Từ năm 2014 đến năm 2021, Điện Kremlin đã đồng ý mức tăng hàng năm từ 2% đến 7%, chủ yếu phù hợp với các số liệu lạm phát chính thức.

FAS cho biết Gazprom dự kiến sẽ sử dụng doanh thu bổ sung để xây dựng các đường ống mới nhằm tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn, đồng thời tài trợ cho các dự án đầu tư và bảo trì chung.

Hiện Gazprom chưa công bố bất kỳ kết quả tài chính nào trong năm nay. “Ông lớn khí đốt” Nga vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine, với khoảng 41 triệu m3 khí đốt trung chuyển mỗi ngày.

Gazprom cũng đang cung cấp lượng khí đốt từ 36-43 triệu m3 khí đốt mỗi ngày thông qua đường ống TurkStream qua Biển Đen. Đường ống này cung cấp khí đốt cho phía nam châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Hiện Gazprom cũng đối mặt với áp lực giá cả liên quan tới khí đốt trên thị trường giao ngay. Thêm vào đó, lượng khí đốt quá cảnh qua Ukraine đang bị đe dọa khi Moscow chuẩn bị đáp trả những nỗ lực của Ukraina nhằm thực thi phán quyết 5 tỉ USD của toà trọng tài yêu cầu Nga để bồi thường thiệt hại cho các cơ sở sản xuất dầu khí ở Crimea khi Nga sáp nhập năm 2014.

Theo Gazprom, trước năm 2021, khoảng một nửa trong tổng doanh số bán khí đốt hàng năm 500 tỷ m3 của hãng là xuất khẩu sang châu Âu và từ đó bắt đầu giảm dần.

Tuy nhiên, trong dài hạn, doanh thu bán hàng tại châu Âu của Gazprom cao hơn khoảng 2-2,5 lần so với doanh thu từ bán khí đốt trong nước, do chênh lệch giá rất lớn giữa 2 thị trường.

Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào tháng 6 tới 35.500 đồng/bình loại 12 kg thì từ ngày 1/7/2023 , mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000-18.500 đồng, tùy thương hiệu.

Đơn cử, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7, giá gas của hãng sẽ giảm 18.500 đồng/bình 12 kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 347.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, thương hiệu gas City Petro cũng thông báo mức giảm 18.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 385.000 đồng/bình 12 kg; 1.443.500 đồng/bình 45 kg...

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam đã thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg

Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.

Như vậy, giá gas trong nước đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp sau 1 lần tăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 2 lần tăng và 5 lần giảm với tổng mức giảm tới hơn 140.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá nhiên liệu này ở mức tương đương tháng 4/2022.

Đà giảm của giá gas trong nước lần này là do giá gas thế giới tháng 7 chốt ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6. Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá thế giới.

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương