Giá gas hôm nay 26/4: Đỏ sàn, xuất khẩu khí đốt chuyển hướng Giá gas hôm nay 27/4: Giá khí đốt tự nhiên tăng, giá gas giảm Giá gas hôm nay 28/4: Ít biến động, chờ đợi thêm thông tin thị trường |
Giá gas thế giới hôm nay 29/4
Theo Reuters, giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong một tuần do hợp đồng tháng 6 đắt hơn và lượng khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vẫn đi đúng hướng để đạt mức cao kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp.
Việc tăng giá này diễn ra bất chấp các dự báo về thời tiết và nhu cầu hầu như ổn định trong hai tuần tới và kho lưu trữ tương đối đầy so với dự kiến vào tuần trước khi thời tiết ôn hòa hạn chế nhu cầu sưởi ấm đối với khí đốt.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các công ty tiện ích đã bổ sung 79 bcf khí vào lưu trữ trong tuần kết thúc vào ngày 21/4. Con số này lớn hơn mức dự báo của các nhà phân tích xây dựng 75 bcf trong một cuộc thăm dò của Reuters và so với mức tăng 42 bcf trong cùng kỳ năm ngoái và tăng 43 bcf so với mức tăng trung bình trong 5 năm (2018-2022).
Vào ngày đầu tiên của tháng trước, giá khí đốt giao tháng 6 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York đã tăng 5,0 cent, tương đương 2,2% ổn định ở mức 2,355 USD/mmBTU. Tuy nhiên, con số này đã tăng khoảng 11,2% so với thời điểm hợp đồng tháng 5, mức tăng phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ khi tăng 11,4% vào cuối tháng 2.
Các thương nhân cho biết, hợp đồng kỳ hạn khí đốt thường biến động mạnh hơn vào ngày đầu tiên của hợp đồng mới. Trong năm qua, các hợp đồng tháng trước đã tăng tới 11% trong tháng 2 và mất tới 14% trong tháng 1.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho hay, lưu lượng khí đốt trung bình đến 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên 14,0 bcf/ngày cho đến nay trong tháng 4, tăng từ mức kỷ lục 13,2 bcf/ngày trong tháng 3.
Một số nhà phân tích đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu giá khí đốt tương đối thấp ở châu Âu và châu Á so với năm ngoái có thể buộc các nhà xuất khẩu Mỹ phải hủy các chuyến hàng LNG vào mùa Hè này sau khi thời tiết chủ yếu ôn hòa trong mùa Đông này khiến một lượng lớn khí đốt vẫn còn tồn đọng trong kho. Trong năm 2020, ít nhất 175 chuyến hàng LNG bị hủy do cung vượt cầu và nhu cầu yếu.
Đường ống khí đốt |
Dự trữ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) đang ở mức cao nhất trong tháng 4 kể từ năm 2011, với trữ lượng lưu trữ đạt 55,7% công suất, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm và đã tăng lên 56,5% trong vài tuần qua. Điều đó, giúp một số quốc gia thành viên thoát khỏi nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Nguyên nhân tồn kho khí đốt ở các nước đang tăng lên là nhờ thời tiết mùa đông ôn hòa và chính sách cắt giảm tiêu thụ của các nước. Trong vòng 8 tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, 27 quốc gia EU đã thay thế khoảng 80% lượng khí đốt tự nhiên mà họ từng nhập từ Nga, bằng cách tích cực nhập khẩu khí đốt qua các hải cảng của Bỉ, Hà Lan, Pháp và Na Uy, đồng thời, nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Điển hình như Chính phủ liên bang Đức trong tháng 12/2022 đã khai trương cơ sở tiếp nhận khí LNG đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven. Mới đây, nền kinh tế lớn nhất châu Âu này tiết lộ đang có kế hoạch mở một trạm khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) kết nối với cơ sở hạ tầng của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).
Chính phủ Đức cho biết đang có kế hoạch nhập khẩu hơn 30 tỷ m3 khí đốt vào cuối năm 2024, tương đương hơn 50% lượng khí đốt chảy qua các đường ống từ Nga đến Đức vào năm ngoái.
Các kho cảng LNG là một phần trong nỗ lực lớn nhằm đảm bảo nguồn cung của Đức trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng. Các biện pháp bao gồm việc tạm thời quay trở lại các nhà máy nhiệt điện than do các cơ sở lưu trữ khí đốt đã được lấp đầy hết công suất trước mùa Đông.
Nếu cùng kỳ năm ngoái, giá khí đốt liên tục lập đỉnh do các nước châu Âu chạy đua tìm kiếm và tích trữ khí đốt nhằm thay thế nguồn cung từ Nga thì tới năm nay, các kho chứa ở nhiều nước, từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, đang đầy ắp khiến giá khí đốt giảm sâu.
Giá gas trong nước
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước từ 1/4 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay. Cụ thể, so với tháng 3, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm từ 58.000-62.000 đồng, loại 45 kg giảm khoảng 220.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/4, giá gas của công ty này sẽ giảm 62.000 đồng/bình 12kg, tương đương mức giảm 5.167 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 399.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro giảm 4.833 đồng/kg. Như vậy, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng giảm 58.000 đồng/bình.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam Chi nhánh miền Nam cũng cho biết, kể từ ngày 1/4, giá gas của công ty giảm 4.833 đồng/kg (đã bao gồm VAT) tương đương giảm 58.000 đồng/bình 12 kg và giảm 217.500 đồng/bình 45 kg so với tháng trước. Như vậy, giá bán lẻ gas của thương hiệu này đến người tiêu dùng là 417.912 đồng/bình 12 kg và 1.567.670 đồng/bình 45 kg.
Nguyên nhân giá gas trong nước quay đầu giảm mạnh là do giá gas thế giới tháng 4 chốt ở mức 550 USD/tấn, giảm 180 USD/tấn so với tháng 3. Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo.
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần giảm và 1 lần tăng vào đầu tháng 2. Trước đó, trong tháng 3/2023, giá cũng đã giảm 16.000 đồng/bình 12 kg.
Hải Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|