Giá gas hôm nay 18/4: Ngập sắc xanh, đạt mốc 2,302 USD/mmBTU Giá gas hôm nay 19/4: Giá khí đốt hiện tại đã sắp chạm đáy? Giá gas hôm nay 20/4: Giá khí đốt tiềm năng giảm nhỏ hơn nhiều so với tăng |
Châu Âu đang có lượng khí đốt dự trữ cao kỷ lục
Liên minh châu Âu (EU) đang có lượng khí đốt dự trữ ở mức kỷ lục sau một mùa đông ôn hòa hơn dự đoán. Theo dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE), tổng dung lượng lưu trữ khí đốt của EU đạt 55,7% công suất vào đầu tháng 4. Đây là công suất dự trữ khí đốt cao nhất của EU vào đầu tháng 4 hàng năm, tính từ năm 2011 đến nay.
Hệ thống đường ống khí đốt |
Công suất dự trữ này cao hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình trong 5 năm trước và đã tăng lên 56,5% trong hai tuần qua. “Các kho dự trữ khí đốt của EU đã đầy hơn một nửa. Điều đó có nghĩa là chúng tôi kết thúc mùa sưởi ấm này ở một vị trí thuận lợi” - Cao ủy Năng lượng của EU, Kadri Simson cho biết.
Tình hình hiện tại tương phản rõ rệt với năm ngoái, thời điểm Moscow bóp nghẹt nguồn cung khí đốt chảy qua đường ống đến châu Âu sau khi chiến sự nổ ra ở Ukraine. EU buộc phải tăng nhập khẩu LNG từ Nga lên mức kỷ lục khi khối này chạy đua dự trữ khí đốt cho mùa đông.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, đặt mục tiêu đạt mức lưu trữ khí đốt 90% công suất vào đầu tháng 11 tới. Tuy nhiên, ông Natasha Fielding - người đứng đầu bộ phận định giá khí đốt châu Âu của Argus Media dự đoán EU có thể đạt được mục tiêu đó sớm hơn, vào tháng 7 hoặc tháng 8. “Có vẻ như châu Âu sẽ có quá nhiều khí đốt vào mùa hè này” - ông Natasha Fielding nói.
Mặc dù vậy, trên Telegram, Gazprom - gã khổng lồ khí đốt Nga cho rằng, việc dự trữ khí đốt bằng mức trước mùa đông 2022-2023 có thể trở thành “nhiệm vụ không hề nhỏ” đối với các công ty châu Âu.
Điều này sẽ rất khó thực hiện, do các quyết định có động cơ chính trị nhằm từ chối nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga. Khối lượng khí đốt có sẵn trên thị trường châu Âu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự cạnh tranh với LNG.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2 năm ngoái, Gazprom đã cắt hoặc giảm đáng kể nguồn cung khí đốt qua đường ống cho nhiều thành viên Liên minh châu Âu, yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp, nhưng nhiều quốc gia EU đã từ chối tuân thủ.
Hiện Gazprom đang thành lập một đơn vị ở Trung Đông. Công ty khí đốt do nhà nước kiểm soát của Nga tiết lộ về cơ sở mới trong một văn bản công khai tuần này nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở mới, theo Reuters.
Một số công ty Nga đang chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi châu Âu trong bối cảnh châu lục này có các biện pháp trừng phạt Nga sau xung đột ở Ukraina. Theo Oilprice, thông tin về cơ sở khí đốt của Gazprom ở Trung Đông được công bố sau thỏa thuận Iran/Saudi Arabia trong thời gian gần đây.
Vào tháng 11 năm ngoái, Iran ký thỏa thuận hợp tác khí đốt trị giá 40 tỉ USD với Gazprom. Iran hi vọng nhập khẩu khí đốt của Nga và xuất khẩu khí đốt của nước này sang thị trường quốc tế.
Ông lớn dầu khí Nga cũng nắm giữ 80% lợi ích hoạt động trong 5 lô dầu ở khu vực Kurdistan (KRG) ở Iraq và sở hữu 60% đường ống dẫn dầu KRG chạy đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá gas trong nước đã có 3 lần giảm
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước từ 1/4 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay. Cụ thể, so với tháng 3, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm từ 58.000-62.000 đồng, loại 45 kg giảm khoảng 220.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/4, giá gas của công ty này sẽ giảm 62.000 đồng/bình 12kg, tương đương mức giảm 5.167 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 399.000 đồng/bình 12 kg.
Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro giảm 4.833 đồng/kg. Như vậy, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng giảm 58.000 đồng/bình.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam Chi nhánh miền Nam cũng cho biết, kể từ ngày 1/4, giá gas của công ty giảm 4.833 đồng/kg (đã bao gồm VAT) tương đương giảm 58.000 đồng/bình 12 kg và giảm 217.500 đồng/bình 45 kg so với tháng trước. Như vậy, giá bán lẻ gas của thương hiệu này đến người tiêu dùng là 417.912 đồng/bình 12 kg và 1.567.670 đồng/bình 45 kg.
Nguyên nhân giá gas trong nước quay đầu giảm mạnh là do giá gas thế giới tháng 4 chốt ở mức 550 USD/tấn, giảm 180 USD/tấn so với tháng 3. Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo.
Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần giảm và 1 lần tăng vào đầu tháng 2. Trước đó, trong tháng 3/2023, giá cũng đã giảm 16.000 đồng/bình 12 kg.
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|