Giá gas hôm nay 11/12: Vì sao giá gas tuần qua tăng giảm thất thường?

(Banker.vn) Giá gas hôm nay: Tuần qua ghi nhận sự không ổn định trong giao dịch giá gas của thế giới. Có ngày giá gas lao dốc, ghi nhận mức điều chỉnh gần 8%.
Giá gas hôm nay 9/12: Tiếp tục một phiên giao dịch không ổn định Giá gas hôm nay 10/12: Xanh sàn, tăng mạnh 5,79% vào phiên cuối tuần

Sau khi tăng giảm thất thường thì trong phiên giao dịch ngày cuối tuần này, giá gas đã có lúc bật tăng gần 6% lên mức 6,3 USD/mmBTU.

Giá gas hôm nay 11/12: Vì sao giá gas tuần qua tăng giảm thất thường?
Tuần qua ghi nhận sự không ổn định trong giao dịch giá gas của thế giới

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đang tăng khi nhiệt độ giảm trong khu vực. Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy cho biết, châu Âu đã nhập khẩu hơn 11,4 triệu tấn LNG trong tháng 11, mức cao kỷ lục mới trong năm.

Theo quan hệ đối tác mới về an ninh năng lượng và khả năng chi trả của Anh - Mỹ, Mỹ sẽ xuất khẩu ít nhất 9 - 10 tỷ mét khối (bcm) LNG trong năm 2023 thông qua các kho cảng của Anh, nhiều hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Ở một diễn biến khác, dữ liệu hệ thống truyền dẫn của Ukraina cho thấy, các đề cử hoặc yêu cầu đối với khí đốt của Nga vào Slovakia từ Ukraina qua điểm biên giới Velke Kapusany là 45,5 triệu mét khối, tăng từ 42,4 triệu mét khối vào ngày hôm trước.

Các nước châu Âu đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga bằng cách tìm các nguồn thay thể hoặc tự hạn chế nhu cầu. Điển hình tại Đức và Italy, hai quốc gia tiêu thụ khí đốt lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), nhu cầu giảm lần lượt 23 % và 21% trong tháng 11. Tại Pháp và Tây Ban Nha, nhu cầu giảm hơn 1/5 và ở Hà Lan giảm 1/3.

Nhập khẩu hàng hóa LNG vào Tây Bắc châu Âu cũng đã đạt mức cao nhất vào thời điểm này trong năm kể từ năm 2016. Hiện có 9 tàu chở LNG dự kiến sẽ đến Anh vào cuối tháng này.

Còn tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU ở CH Czech, lãnh đạo 27 nước thành viên của khối đã không thể thống nhất quan điểm về phương án áp giá trần đối với khí đốt, vốn được coi là một trong những giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cũng kỳ vọng đề xuất cụ thể sẽ được đưa ra trước Hội nghị thượng đỉnh chính thức của khối diễn ra sau hai tuần.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ tiếp tục tăng từ 7 giờ 30 ngày 1/12. Cụ thể, tại Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/12, giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 438.000 đồng/bình 12kg.

Tương tự, gas City Petro tăng 7.000 đồng/bình 6kg, 14.000 đồng/bình 12kg, 52.500 đồng/bình 45kg và 58.500 đồng/bình 50kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ gas City Petro không vượt quá mức 259.500 đồng/bình 6kg, 461.500 đồng/bình 12kg, 496.500 đồng/bình nhựa VIP, 1.730.500 đồng/bình 45kg và 1.922.000 đồng/bình 50kg.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp khí đốt, nguyên nhân giá gas trong nước tháng 12 này tiếp tục tăng là do giá gas thế giới tăng và do tỷ giá USD biến động.

Giá hợp đồng nhập khẩu thế giới bình quân tháng 12 ở mức 650 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng 11. Bên cạnh đó, do tỷ giá biến động, đồng USD tăng giá nên giá gas bán lẻ trong nước cũng tăng theo.

Trên thực tế, 70% nguồn gas trong nước phải nhập khẩu từ thị trường châu Á như Trung Quốc, Qatar… Vừa qua, tình hình thế giới biến động khiến nguồn gas trên thị trường châu Âu hạ nhiệt. Tuy nhiên, tại châu Á nguồn cung nhiên liệu này căng thẳng hơn, giá gas sẽ vẫn còn những diễn biến khá bất thường.

Thanh Tâm

Theo: Báo Công Thương