Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay

(Banker.vn) Giá gạo xuất khẩu vẫn đang trong xu hướng tăng cao và còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay
Giá gạo xuất khẩu có khả năng vượt mốc 600 USD/tấn Liên tục lập đỉnh, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất trong vòng 15 năm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 10/08, giá gạo thô kỳ hạn tháng 09 niêm yết trên Sở Chicago chốt ở mức 315,63 USD/tấn, tăng hơn 4% trong vòng 3 tuần trở lại đây.

Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay

Mới đây, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã nâng chỉ số giá gạo trong tháng 7 vừa qua lên mức 129,7 điểm, tăng 2,8%. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào mức tăng này là giá gạo Thái Lan. Như vậy, giá gạo đã tăng lên cao nhất trong vòng 12 năm qua, do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các điều kiện thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất tại các quốc gia cung ứng hàng đầu.

Tại thị trường gạo châu Á, dữ liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 10/08, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng so tuần trước đó. Cụ thể, giá gạo 5% tấm Việt Nam xuất khẩu tăng 20 USD/tấn lên 638 USD/tấn; gạo Thái Lan 5% tấm tăng 10 USD/tấn lên 651 USD/tấn. Đối với gạo 25% tấm, giá xuất khẩu của nước ta cũng đã tăng 20 USD/tấn lên 618 USD/tấn, nối dài khoảng cách lên tới 31 USD/tấn so với giá gạo cùng loại của Thái Lan. Như vậy, trong 1 tháng trở lại đây, giá gạo xuất khẩu của nước ta có sức tăng mạnh nhất so với các đối thủ cùng khu vực.

Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay

Trên thị trường nội địa, giá lúa gạo trong nước cũng tiếp tục gia tăng so với tuần trước đó. Cập nhật của Sở Công Thương An Giang lúc 10h30 ngày 11/8, giá nếp An Giang (tươi) đạt 6.300 - 6.600 đồng/kg; Nếp Long An (tươi) 6.700 - 7.000 đồng/kg; Nếp An Giang (khô) 7.400 - 7.600 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 7.700 - 7.900 đồng/kg; Lúa IR 50404 7.300 - 7.500 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 7.400 - 7.500 đồng/kg; gạo Nếp ruột 14.000 - 16.000 đồng/kg; Gạo thường 11.500 - 12.500 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 23.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 15.500 đồng/kg…

Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay

Nhìn chung ở các địa phương, hiện giá gạo 5% tấm được giao dịch ở mức bình quân 13.650 đồng/kg, gạo 25% tấm trong nước đạt mức 13.075 đồng/kg.

Theo MXV, việc Ấn Độ, nhà cung cấp tới 40% sản lượng cho toàn thế giới cấm xuất khẩu ngay trong bối cảnh tồn kho tại các quốc gia sản xuất, đặc biệt là châu Á đang xuống mức thấp theo mùa đã khiến lo ngại mất an ninh lương thực ngày càng trở nên sâu sắc. Tình thế này buộc các nước nhập khẩu đẩy mạnh tích trữ trong khi các nước xuất khẩu có khả năng “nối gót” Ấn Độ hạn chế bán hàng ra thị trường nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước. Giá gạo do đó càng được đẩy lên mức cao và thậm chí vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, cao nhất trong 10 năm, đạt giá trị 3,45 tỷ USD. Ước tính, đến hết tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay

Đáng chú ý, biến động giá gạo xuất khẩu đang tác động tới giá lúa, gạo tiêu dùng trong nước. Cụ thể, từ ngày 20/7 đến 3/8, giá lúa trung bình tại ruộng tăng 518 đồng/kg; lúa tại kho tăng gần 700 đồng/kg; gạo xát trắng loại 1 tăng mạnh 2.101 đồng/kg; gạo 5% tấm cũng vọt lên mức 13.650 đồng/kg, tăng 2.100 đồng/kg; gạo 15% và 25% tấm lần lượt đạt mức 13.350 đồng/kg và 13.075 đồng/kg, tăng 2.042 đồng/kg và 2.009 đồng/kg.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo
Giá gạo xuất khẩu dự kiến sẽ tiếp tục tăng

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc/năm. Vì vậy, năm 2023, Việt Nam còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc (tương đương 7-8 triệu tấn gạo) dùng cho xuất khẩu.

Bảo Ngọc

Theo: Báo Công Thương