Giá đường đảo chiều giảm sâu sau khi đạt mức cao lịch sử

(Banker.vn) Giá hai mặt hàng đường trong phiên giao dịch hôm qua (6/9) ghi nhận mức giảm lần lượt 2,78% với đường trắng và 1,61% với đường 11.
Giá đường trắng cao nhất trong 12 năm Lo ngại nguồn cung thiếu hụt, giá đường liên tục bị đẩy lên cao Giá đường trắng tiếp tục tăng nhẹ

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán chốt lời kết hợp cùng triển vọng nguồn cung tích cực tại Brazil đã gây sức ép lên giá đường.

Giá đường đảo chiều giảm sâu sau khi đạt mức cao lịch sử
Giá hai mặt đường đều giảm khá sâu

Giới quan sát cho biết khu vực sản xuất đường chính của Brazil sẽ đón nhận kiểu thời tiết khô ráo trong khung thời gian 15 ngày tới. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất tích cực hơn. Trong niên vụ 2023/24, Brazil dự kiến sẽ có sản lượng đường tăng mạnh so với niên vụ trước. Sản lượng này có thể bù đắp những thiếu hụt nguồn cung từ Thái Lan và Ấn Độ.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 6, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022-2023. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được 9,7 triệu tấn mía sản xuất được 941.373 tấn đường các loại. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2021-2022, sản lượng mía ép đạt 144% và sản lượng đường đạt 136%. Đây đồng thời là niên vụ thứ hai tăng trưởng liên tiếp của ngành đường.

Giá đường đảo chiều giảm sâu sau khi đạt mức cao lịch sử
Hiệp hội kêu gọi doanh nghiệp mía đường trong nước bình ổn giá

Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch VSSA cho rằng, năm nay, thị trường sẽ tiếp tục dư thừa nguồn cung khoảng 289.720 tấn. Tuy nhiên, con số này được thu hẹp so với 395.000 tấn của nhiên vụ trước.

Nửa đầu tháng 6, nguồn cung dồi dào khi vụ ép 2022-2023 đang ở chính vụ. Mặc dù vậy, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu giảm do các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát. Điều này giúp đường sản xuất từ mía tiêu thụ được.

Nửa sau tháng 6 nhu cầu không cao. Tuy nhiên, khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên càng được thắt chặt kiểm soát dẫn đến nguồn cung đường nhập lậu từ khu vực này bị giảm bớt. Lợi dụng tình hình này, đã xuất hiện dấu hiệu găm hàng để tăng giá các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu dẫn đến giá đường tăng. Do đó, Hiệp hội đang đề nghị các doanh nghiệp chung tay bình ổn giá đường.

Để đảm bảo công bằng cho ngành mía đường trong nước, mới đây, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1989/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Mức thuế chống bán phá giá thấp nhất được đưa ra trong quyết định này là 25,73% và cao nhất 32,75%, còn mức thuế chống trợ cấp cao nhất 4,65%. Bộ Công thương cho biết, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với mía đường nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Mức thuế này có hiệu lực từ ngày 18/8/2023 đến 15/6/2026.

Bảo Ngọc

Theo: Báo Công Thương