Bài dự thi Cuộc thi viết "Ngân hàng tôi yêu" của tác giả Trần Thu Hiền, công tác tại Phòng Hành chính Nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
Một buối tối cuối Thu, trong ngõ nhỏ, xóm nhỏ, ở một ngôi nhà tam đại đồng đường, giọng một người đàn ông vang lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng:
Cha bố các anh, mở mồm ra là thời đại 4.0 nhưng rồi càng hiện đại càng đi miết, ngồi ăn 1 bữa cơm gia đình đã khó, mà ngồi thảnh thơi tâm sự dăm ba câu chuyện lại càng khó. Bố thằng Tí thì trầm ngâm, còn thằng Tí thì cắm mặt vào cái Iphone để lướt ba cái trang Banker có gì vui, hôm nay có gì hót… Riết rồi ông nội này cũng vào viện dưỡng lão cho xong. ( Ông nội Tí xua tay bất lực).
Tôi: Ông thằng Tí lại quá lời. Con thì vài năm nữa mới về hưu, còn gánh vác việc cơ quan là còn ít thời gian dành cho gia đình. Thời thanh niên con ham vui ham chơi, bố cũng chửi. Rồi con nghe bố, con nhận ra đã phí hoài gần hết thanh xuân. Giờ mấy chục năm con chỉ dành thời gian cho công việc, nối tiếp bố ở thành một người con của Vietcombank. Con có trầm tư là còn lo nỗi lo chung..
Thằng Tí: Đúng rồi ông nội, con bây giờ tiếp nối theo ông, theo bố thành một Banker. Mà thời đại 4.0 có chịu khó up date thông tin mới không bị lạc hậu.
Ông nội thằng Tí: Thôi cha bố các anh, tôi cũng từng là một cán bộ ngân hàng, đã từng trèo đèo, lội suối, băng rừng chở tiền vào tiền tuyến. Dù vô cùng gian khổ, khó khăn, dù cơ sở vật chất thì thiếu thốn. Chúng tôi chẳng 4 hay 5.0 nhưng thông tin vẫn nhận đủ và anh em dù không máu mủ ruột rà nhưng có thể vào sinh ra tử. Mâm cơm ngập tiếng cười, tiếng hát…
Đó là những bữa ăn quen thuộc như thường lệ của đại gia đình 3 thế hệ: Cha tôi - tôi và thằng con trai duy nhất của tôi. Gia đình tôi với những suy nghĩ của 3 thế hệ khác nhau, những quan điểm vô cùng khác nhau nhưng đã có cùng chung một thứ ngôn ngữ: Vietcombank.
Cứ sau mỗi lần tranh luận, cả khoảng trời tuổi thơ của tôi như ùa về. Còn nhớ khi tôi chỉ mới là thằng bé chưa đến 10 tuổi, mỗi chiều tôi đều chạy ra ngõ mong ngóng dáng bố. Và lại thất vọng khi hôm nay bố bận việc không về ăn cơm. Bao nhiêu tờ giấy khen tôi đã chẳng thể mang khoe bố như các bạn khác trong xóm.
Khi tôi 17 tuổi, một thằng con trai mới lớn khi thiếu bố thường xuyên ở cạnh, một thằng trai đã sống một cách đầy bản năng, một cách bất cần bởi nó nghĩ biết đâu như thế bố nó nhìn nó lâu hơn, nói với nó nhiều hơn thay vì chỉ luôn nói hãy cố học, cố sống thật có ích để tiếp bước con đường bố đang đi. Trở thành một cán bộ ngân hàng đầy tự hào. Nhưng nó, đang ở cái tuổi chưa lớn nhưng lại tỏ ra là mình đã lớn, đâu đã hiểu cái điều sâu xa đó, nó chỉ hiểu nó sẽ làm mọi cái cách dù trẻ con nhất để bố nó phải thấy nó như thế nào; và nó cũng nghĩ còn trẻ thì hãy chơi đi khi cuộc đời cho phép.
Và nếu thanh xuân không dám chơi, không dám sống và không dám làm những cái mình muốn thì sẽ chẳng phải thanh xuân. Rồi cái thằng tôi đã gây ra vô số lỗi, hành động không hay ho và không suy nghĩ.
Khi nhận ra sự ngỗ nghịch và nổi loạn của nó, bố nó - ông nội thằng Tí đã không nổi cáu, không đánh, không ồn ào mà chỉ ngồi cạnh im lặng hút thuốc. Sau khoảng lặng dài, chúng tôi đã nói chuyện với nhau như hai người đàn ông đều đủ trưởng thành. Bố tôi, người đàn ông thế hệ 4X và tôi, thằng con trai tuổi 17, hai suy nghĩ trái chiều. Nhưng lần đầu tiên, chúng tôi không cãi vã.
Bố chỉ hỏi tôi: Con thấy nghề của bố như thế nào? Khi tôi còn chưa kịp nói: Nghề của bố đã gần như cướp đi người bố của con, bởi bố quá bận, bố đã từng có thể vượt bom đạn, chở tiền vào tiếp tế tiền tuyến; bố có thể quên ăn quên ngủ để nghĩ ra đường đi, những hoạch định cho công việc và để cống hiến hết mình cho cái bố gọi là lý tưởng, là sứ mệnh.
Bố tôi rít một hơi dài, phả những làn khói mờ mịt, qua làn khói tôi không còn thấy người đàn ông suy tư, bận rộn mọi ngày; tôi chỉ thấy bố tôi. Người đàn ông trong giây phút đó đã trải lòng cùng tôi với tư cách một người đàn ông; không phải sự áp đặt của một ông bố cho một thằng con trai mà ông nghĩ còn chưa lớn hết.
Nhưng tôi chưa kịp lên tiếng bố tôi đã từ tốn nói (những lời mà cho tới tận giờ tôi vẫn chưa quên dù một chữ):
- Chắc con chưa thích hoặc thậm chí không thích. Nhưng bố tự hào vì cái nghề bố đã và đang làm con ạ. Cũng như các chú bộ đội dám hi sinh cả tính mạng, dám dời bỏ gia đình người thân để lao ra chiến trường chiến đấu cho Tổ quốc, cho những đồng bào thân yêu. Bố cũng được góp một phần sức mình trong những ngày bom đạn đó.
Đưa điếu thuốc lên rít thêm một hơi như để che đi những bồi hồi xúc động, bố tôi nhìn phía xa, giọng nghẹn lại nhưng cũng xen lẫn một sự tự hào:
- Chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank trong đó có một phần sức bé nhỏ của bố đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao và còn là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc đồng thời hỗ trợ chi viện cho Miền Nam thân yêu. Có thể bố chưa phải một người bố tốt vì bố đã không có nhiều thời gian cho con trai mình. Nhưng khi đất nước còn chia cắt, vô vàn khó khăn cần vượt qua, hơn nữa trong thâm tâm bố luôn nghĩ thằng con trai duy nhất của bố đủ lớn để hiểu những điều bố nó đã và đang cố gắng làm. Nó không phải là nhiệm vụ mà còn là lý tưởng sống. Bố đã tin thằng con trai của bố cũng sẽ yêu công việc mà bố nó đã và đang làm.
Tôi quay đi, như không muốn bố nhìn xuyên thấu được cảm xúc của mình này. Ông đứng dậy, tiến về phía tôi khẽ xoa đầu tôi và nói:
- Bố rất muốn con hiểu tại sao khi con còn nhỏ, con cần bố nhất thì bố đã không thể thường xuyên ở gần con. Thời điểm đó, để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, theo chỉ thị của Bộ chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank. Bố cùng một số đồng chí hoạt động đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chính trị và Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Với trên 10 người hoạt động trong thời gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 của Bố đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản một lượng lớn ngoại tệ chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tôi ngắt lời:
- Bố, sao bao nhiêu năm bố không chịu nói với con. Để con chỉ biết trách, biết ghét công việc của Bố?
Bố cười và vỗ vai tôi:
- Khi con bé thì đó là nhiệm vụ bí mật. Vả rồi công việc cuốn đi, bố đã nghĩ khi lớn hơn con sẽ tự hiểu công việc bố đang làm đáng để thằng con trai của bố phải tự hào. Nhưng hình như bố đã quá chủ quan. Dù sao con cũng chỉ là một thằng con trai mới lớn. Giờ bố muốn nói chuyện nghiêm túc để con hiểu và chọn cho mình con đường mà con muốn đi. Bố sẽ rất tự hào nếu thằng con trai duy nhất của bố cũng chọn con đường bố đang đi. Nhưng nếu con không thích, bố vẫn luôn ủng hộ. Chỉ cần con chọn và đi đúng. Con năm nay đã 17 tuổi, và là một thằng bé vô cùng thông minh, chỉ cần con tìm được con đường mình muốn đi bố tin chắc chắn con làm được.
Hiện nay, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: Nắm giữ ngoại hối quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Bố và các đồng nghiệp còn phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
…
5 năm sau, Tôi chính thức gia nhập đại gia đình Vietcombank. Đúng thời kỳ đầu đổi mới, tôi cũng như được đổi mới theo. Lần đầu tôi thấy mình được trưởng thành hơn. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn do sự bao vây của cấm vận, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc vai trò ngân hàng đối ngoại duy nhất thay mặt quốc gia hoạt động trên thị trường tiền tệ, thị trường tài chính quốc tế.
Vietcombank đã là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án tái cơ cấu. Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Chúng tôi đã không ngừng cố gắng, đã dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến, để chung tay xây dựng một Vietcombank vững mạnh. Và chúng tôi đã tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Thời gian cứ thế cuốn đi, đầu tôi cũng đã hai thứ tóc. Giờ tôi mới thấm, mới hiểu bố tôi đã từng như thế nào. Ngày đó, khi bố mở lời nói chuyện với tôi như hai người đàn ông, bố đã không nói quá nhiều. Nhưng từng lời bố nói tôi đã thấm và đã lưu giữ không sót dù chỉ một chữ. Từ bố tôi đã biết rút kinh nghiệm hơn với thằng Tí. Tôi không muốn nó cũng vì không hiểu rõ như tôi mà để phí đi một khoảng thanh Xuân tươi đẹp. Vì thế vừa lo việc cơ quan, tôi vừa cố gắng dành thời gian cho Tí, tôi muốn Tí đồng hành và thấy tự hào công việc ông nội nó và bố nó đã làm.
Ông nội Tí:
- Đấy thằng cha anh nó lại ngây ra trầm ngâm, tôi nói có sai chỗ nào không?
Câu nói của bố kéo tôi về thực tại. Cả một khoảng trời quá khứ như được tua nhanh như đưa tôi đi qua những mốc lịch sử của đời mình và của Vietcombank. Tôi cười xòa:
- Đâu bố, con vừa chợt nghĩ lại cái ngày bố nói chuyện với con, nhờ thế con đã tìm ra hướng đi đúng đắn. Và cũng nhờ thế con mới được như ngày hôm nay.
Ông nội Tí cười lớn:
- Bố là người sinh ra con nhưng người cho con cuộc sống thứ 2 chính là Vietcombank. Chính Vietcombank, chính những đồng nghiệp đã giúp con trưởng thành. Nhìn cách con làm việc, bố hiểu công việc đó có ý nghĩa với con như thế nào.
Thằng Tí chen ngang:
- Con may mắn hơn ông nội và bố vì con đã được những người đi trước như ông và bố hi sinh, cống hiến để tạo dựng một nền tảng Vietcombank vững mạnh. Và giờ chúng con, thế hệ trẻ tiếp nối sau ông và bố sẽ cùng quyết tâm cao độ để sớm bứt phá, chinh phục đỉnh cao. Chắc chắn chúng ta sẽ trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam và sớm trở thành ngân hàng tầm cỡ trong khu vực quốc tế. Con muốn con con sau này cũng được như chúng ta, làm việc và cống hiến cho Vietcombank - một ngân hàng nhân văn - kiến tâm - nâng tầm - tạo kỳ tích.
- Con cảm ơn ông đã sinh ra bố và cảm ơn bố đã sinh ra con. Và cảm ơn cả hai đã truyền lửa và tiếp sức mạnh cho con. Nhờ từ bé được theo ông và bố tới ngân hàng, nhìn các cô chú làm việc nhiệt huyết hăng say, thấy cái tình ấm áp ở mỗi phòng ban, con mới nhận ra lý tưởng và con đường tương lai con muốn đi.
Ông nội gõ đầu Tí:
- Cha bố anh, mồm leo lẻo mà được bữa cơm vẫn cắm mặt vào điện thoại. Ăn xong là đóng cửa phòng. Rồi lại 4 với chả 5.0. Chắc sau này tôi với bố con anh ăn cơm qua cái mà anh vẫn gọi là live trym.
Thằng Tí gãi đầu cười hì:
- Ông nội của con ơi, con lướt mạng nhưng cũng vô vàn cái có ích đấy ạ. Ông xem “Banker có gì vui’’ nhiều thứ hay và sáng tạo lắm ạ. Mà ông xem con còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh đẹp, khoảnh khắc có ý nghĩa của cơ quan, của ông cháu mình lên trang mạng cá nhân; những việc vô cùng ý nghĩa mà Vietcombank đã trải qua từng thời kỳ.
Con muốn sau này dù con có bận, con cháu con vào xem vẫn hiểu công việc mà 3 đời: Cụ nó, ông nó, bố nó đã làm như thế nào. Mà ông biết không, bọn bạn con bỏ đi làm việc và sinh sống ở nước ngoài, thấy những điều con đăng tải hàng ngày, chúng nó thèm cuộc sống ở Việt Nam mà con đang được trải qua lắm ạ.
Ông nội Tí cười to. Tôi liền chen ngang:
- Thôi thôi, mỗi thế hệ chúng ta có một suy nghĩ, một cách sống khác nhau nhưng con thấy quan trọng chúng ta luôn có chung một tiếng nói ở công việc. Con rất hãnh diện và tự hào khi không chỉ có con nối nghiệp bố, thấy yêu công việc mà bố đã yêu. Mà đến thằng cu Tí cũng như thế. Con phải cảm ơn Vietcombank vì đó chính là chiếc cầu nối 3 thế hệ chúng ta. Vietcombank đã giúp con có thêm rất nhiều trải nghiệm, nhiệt huyết, nhiều cung bậc cảm xúc và cho chúng ta thêm một mái ấm gia đình.
Thằng Tí:
- Bố của con luôn nói: Thanh xuân ai chưa qua phí một đời. Giờ thì con và bố đang được là thành viên của Vietcombank Thanh Xuân, vậy chẳng phải con đã sống không phí một đời sao ạ? Và bố của con lại được trở về Thanh Xuân - cái mà bố đã luôn nuối tiếc vì suýt đã bỏ phí đi một thanh xuân tươi đẹp.
Ông nội thằng Tí vỗ đùi: Bố cha a cu Tí nói có lý.
Căn nhà nhỏ bỗng rộn vang những tiếng cười, những niềm vui nhỏ, những bữa ăn đầm ấm, những tranh luận đời thường giữa những thế hệ khác nhau. Dù công việc cuộc sống còn nhiều bộn bề lo toan nhưng chúng tôi hạnh phúc, bởi chúng tôi có đến hai đại gia đình, hai nơi để sống và cùng chung lý tưởng: Gia đình và Vietcombank.
Đúng là mỗi thế hệ qua đi, là những trải nghiệm và sự đổi mới không ngừng. Nhưng quan trọng chúng ta không lùi bước. Hãy không ngừng biến đổi và cố gắng nhất định bạn sẽ thành công. Tôi đã học được điều đó qua những năm tháng công tác tại Vietcombank, tôi tin một ngôi nhà vững mạnh sẽ tạo thế đứng vững chắc cho những đứa con và những đứa con biết phấn đấu biết đoàn kết sẽ tạo nên sự vững mạnh cho ngôi nhà.
Tôi yêu gia đình tôi và tôi yêu ngôi nhà thứ hai của tôi - Vietcombank mãi trong tim.
“Thanh Xuân” như một ly trà
Ai chưa biết đến phí hoài “Thanh Xuân”.
TRẦN THU HIỀN
Theo Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|