Giá dầu biến động trái chiều trước thềm các báo cáo

(Banker.vn) Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho thấy, giá dầu ghi nhận phiên giao dịch đầu tuần ngày 11/9 với những biến động giằng co.
Giá dầu thô giằng co trước thông tin trái chiều về nguồn cung tại Mỹ Giá dầu WTI đứt chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp, giảm nhẹ

Điều này thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư trước thời điểm hàng loạt báo cáo tháng quan trọng từ các tổ chức lớn và tâm điểm dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 8 được công bố.

Cụ thể, giá dầu WTI giảm nhẹ 0,25% xuống 87,29 USD/thùng. Giá dầu Brent đóng cửa gần như không đổi so với mốc tham chiếu, đạt mức 90,64 USD/thùng.

MXV nhận định nhìn chung, giá dầu đang ở sát các vùng kháng cự quan trọng sau đà tăng trước đó. Các nhà đầu tư đã nắm giữ vị thế mua tiếp tục quan sát biến động cung cầu. Trong khi, các nhà đầu tư có quan điểm giá dầu sẽ sớm gặp sức ép từ yếu tố vĩ mô vẫn chờ đợi các tín hiệu đảo chiều rõ ràng hơn, nhất là khi dầu thô đang ở vùng quá mua.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo một nguồn tin từ Nga, các nhà máy lọc dầu đã thu hẹp hoạt động từ đầu tháng 9 để bảo trì. Tính toán của Bloomberg cho thấy công suất lọc dầu của Nga đạt trung bình 5,52 triệu thùng mỗi ngày từ 1 đến 6/9, thấp hơn gần 32.000 thùng/ngày so với mức trung bình tháng 8.

Rủi ro nguồn cung vẫn còn tiềm ẩn khi cơn bão và lũ lụt ở miền đông Libya khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và 4 cảng xuất khẩu lớn tạm dừng hoạt động.

Trong khi đó, châu Âu dự kiến sẽ bảo trì các nhà máy lọc dầu vào mùa thu này với mong muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Điều này có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô. Theo công ty tư vấn Wood Mackenzia, công suất của các nhà máy lọc dầu ngoại tuyến ở châu Âu đạt khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm 40 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, nền kinh tế châu Âu cũng có những dấu hiệu giảm tốc, tạo ra lực cản đối với đà tăng của giá dầu. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo hôm qua (11/9) rằng GDP của khu vực Eurozone sẽ tăng 0,8% vào năm 2023 và 1,3% vào năm 2024, thấp hơn so với dự báo tăng 1,1% và 1,6% tương ứng trong báo cáo tháng 5/2023.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém tích cực. Mỹ đối diện với nguy cơ lạm phát quay lại khi giá xăng dầu tăng cao. Điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cao lâu hơn dự kiến hoặc tiếp tục tăng lãi suất, từ đó tạo sức ép ngược lại nhu cầu tiêu thụ và xu hướng giá dầu.

Bất chấp việc cắt giảm sản lượng tự nguyện kéo dài của Saudi Arabia, Tập đoàn năng lượng nhà nước Saudi Aramco đã thông báo cho ít nhất 5 khách hàng Bắc Á rằng sẽ cung cấp đầy đủ khối lượng dầu thô theo hợp đồng vào tháng 10.

Theo Reuters, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/9, giá dầu Brent gần như đi ngang, duy trì mức giá hơn 90 USD/thùng đạt được vào tuần trước - mức cao trong 10 tháng sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô gây sốc thị trường của Saudi Arabia và Nga.

Tuần trước, Saudi Arabia và Nga đã tuyên bố sẽ gia hạn việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.

Một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm tuần thứ 5 liên tiếp, khoảng 2 triệu thùng.

Châu Âu dự kiến sẽ có một mùa bảo trì nhẹ các nhà máy lọc dầu trong mùa thu này do các nhà máy lọc dầu mong muốn thu được lợi nhuận từ tỷ suất lợi nhuận cao, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu thô. Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, công suất nhà máy lọc dầu ngoại tuyến ở châu Âu được chốt ở khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trọng tâm của tuần này cũng sẽ là các báo cáo hằng tháng từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào cuối tuần.

IEA tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 xuống 1 triệu thùng/ngày, với lý do điều kiện kinh tế vĩ mô mờ nhạt. Trong khi đó, báo cáo tháng 8 của OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu 2,25 triệu thùng/ngày.

Nguyễn Ngân

Theo: Báo Công Thương