Giá cà phê Tây Nguyên lao dốc: Liệu có cơ hội phục hồi?

(Banker.vn) Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm cực mạnh, thị trường thế giới cũng lao dốc do hoạt động chốt lời và sự suy yếu của đồng Real Brazil. Giá cà phê trong nước giảm mạnh như vậy, đâu là lối thoát cho thị trường?

Giá cà phê hôm nay 4/12/2024: Lao dốc không phanh, nguy cơ vỡ bong bóng giá

Bản tin nông sản hôm nay 4/12: Giá cà phê và hồ tiêu cùng rơi tự do, lúa gạo là điểm sáng

Cà phê giảm sâu chưa từng thấy, doanh nghiệp "khóc ròng"

Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm sâu trên diện rộng. Cụ thể, tại Đắk Lắk hôm nay giảm 16.000 đồng/kg, xuống mức 112.000 đồng/kg. Giá cà phê Lâm Đồng có mức giảm lớn nhất lên tới 16.800 đồng/kg, xuống còn 111.000 đồng/kg. Tại Gia Lai và Đắk Nông, giá cà phê đồng loạt giảm 16.000 - 16.500 đồng/kg, dao động ở mức 112.000 đồng/kg. So với mức giá trên 130.000 đồng/kg chỉ cách đây vài ngày, thị trường cà phê nội địa rơi vào giai đoạn biến động chưa từng có.

Giá cà phê Tây Nguyên lao dốc: Liệu có cơ hội phục hồi?

Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh (Đắk Nông) chia sẻ: "Cơn biến động này khiến nghề kinh doanh cà phê còn mạo hiểm hơn cả đánh bạc. Giá tăng thì không gom đủ hàng, giá giảm nhanh thì mua vào là lỗ. Biên độ biến động quá lớn, vượt 5.000 đồng/ngày khiến nhiều doanh nghiệp không thể xoay sở".

Thị trường quốc tế: Giá đỏ sàn, triển vọng u ám

Trên sàn giao dịch quốc tế, giá cà phê tiếp tục giảm mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường nội địa. Cụ thể, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2024 giảm 94 USD/tấn, xuống mức 4.740 USD/tấn; giao tháng 1/2025 giảm 84 USD/tấn, còn 4.722 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại New York giao tháng 12/2024 tăng nhẹ 2,85 cent/lb, đạt 298,90 cent/lb; giao tháng 3/2025 tăng 3,10 cent/lb, lên 297,35 cent/lb.

Mặc dù có thời điểm Arabica tăng nhẹ trong phiên, nhưng áp lực chốt lời từ nhà đầu tư quốc tế khiến giá không thể giữ vững sắc xanh khi đóng cửa.

Nguyên nhân giá cà phê biến động mạnh

Tâm lý đầu cơ và chốt lời: Sau giai đoạn tăng nóng liên tục, thị trường cà phê quốc tế đang đối mặt với tâm lý chốt lời từ các nhà đầu tư.

Ảnh hưởng từ nguồn cung

Tại Việt Nam: Niên vụ cà phê năm nay ghi nhận tình trạng "mất mùa được giá", với hơn 18.700 ha cà phê bị thiệt hại do khô hạn.

Tại Brazil: Thời tiết được cải thiện tại các vùng trồng chính, làm giảm lo ngại về thiếu hụt nguồn cung, gây áp lực lên giá.

Thay đổi từ thị trường nhập khẩu: Giá Robusta Việt Nam đang ở mức cao, khiến các nhà nhập khẩu phàn nàn. Một số đã cân nhắc thay đổi công thức sản phẩm để giảm sự phụ thuộc vào cà phê Việt Nam.

Dựa trên những biến động hiện tại, giá cà phê ngày mai nhiều khả năng tiếp tục chịu áp lực giảm, đặc biệt nếu thị trường quốc tế không có tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, mức giảm có thể chậm lại do nguồn cung nội địa vẫn đang hạn chế.

Các yếu tố hỗ trợ giá cà phê "đi lên" có thể bắt nguồn từ nhu cầu tiêu thụ cà phê cuối năm tại các thị trường lớn như EU, Mỹ tăng cao. Sản lượng giảm tại Việt Nam do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, những yếu tố khiến giá cà phê biến động đến từ tâm lý chốt lời từ nhà đầu tư quốc tế. Áp lực từ giá Robusta Việt Nam quá cao, khiến nhiều nhà nhập khẩu chuyển hướng.

Giải pháp cho doanh nghiệp và nông dân

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: Tăng cường liên kết với nông dân để ổn định nguồn cung; Theo dõi sát sao thị trường quốc tế, đặc biệt là diễn biến giá tại London và New York.

Đối với nông dân: Cân nhắc giữ lại hàng chờ giá phục hồi thay vì bán tháo khi giá thấp; Ứng dụng công nghệ bảo quản cà phê để tăng thời gian lưu trữ, tránh bị ép giá.

Lãnh đạo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) khuyến cáo: "Mức giá khoảng 100.000 đồng/kg là hài hòa lợi ích giữa nông dân và nhà nhập khẩu, giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Việc giữ giá quá cao trong thời gian dài có thể khiến thị trường mất cân bằng".

Minh Phương

Minh Phương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục