Giá bạch kim dẫn dắt đà giảm của nhóm kim loại quý Kim loại bạc - động lực gia tăng giá trị cho ngành chip bán dẫn |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 17/10, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa. Đối với nhóm kim loại quý, giá vàng và bạc phục hồi trong sắc xanh trong khi giá bạch kim duy trì đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Cụ thể, giá bạch kim tăng 0,76% lên mức 906,2 USD/ounce. Giá vàng tăng lên mức 1.923,07 USD/ounce sau khi tăng 0,19%. Giá bạc tăng mạnh nhất nhóm khi tăng 1,14%, chốt phiên tại 23,02 USD/ounce.
Giá bạch kim duy trì đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp |
Các mặt hàng kim loại quý, vốn được biết đến với vai trò là các loại tài sản trú ẩn an toàn, tiếp tục được hưởng lợi theo các diễn biến mới từ xung đột địa chính trị tại khu vực Trung Đông. Các chuyên gia trên thị trường cho biết nếu không có lệnh ngừng bắn hoặc bằng chứng cho thấy xung đột suy yếu, giá kim loại quý vẫn sẽ được hỗ trợ.
Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến xung quanh cuộc xung đột Israel - Hamas và sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm cấp cao tới Israel vào thứ Tư (18/10).
Về yếu tố vĩ mô, trong thời gian gần đây, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục đưa ra quan điểm FED có thể tạm ngừng tăng lãi suất. Vào rạng sáng ngày hôm qua, Chủ tịch FED bang Philadelphia, Patrick Harker, tiếp tục nhắc lại quan điểm FED đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, do áp lực lạm phát đang dần giảm bớt. Những bình luận “ôn hòa” này của các quan chức đang làm gia tăng kỳ vọng về một chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn của FED. Do vậy, áp lực lãi suất giảm bớt cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền chảy vào thị trường kim loại quý.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 0,1% xuống mức 3,57 USD/pound. Yếu tố gây sức ép chính lên giá đồng hiện tại vẫn là nhu cầu tiêu thụ trầm lắng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đón chờ loạt dữ liệu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc. Những dữ liệu này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá triển vọng tiêu thụ đồng tại Trung Quốc trong thời gian tới.
Trái lại, giá quặng sắt trên Sở Giao dịch Singapore (SGX) tăng 0,29% lên mức 117,5 USD/tấn, nhờ triển vọng tích cực của ngành thép toàn cầu.
Cụ thể, trong báo cáo Triển vọng ngắn hạn cho năm 2023 và 2024 được công bố vào ngày 17/10, Hiệp hội Thép thế giới (World Steel) dự đoán nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 1,8% lên 1.814,5 triệu tấn vào năm 2023, sau khi giảm 3,3% vào năm 2022. Sang năm 2024, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 1,9% lên 1.849,1 triệu tấn.
Do vậy, kỳ vọng tiêu thụ thép tăng tốc trong năm nay và năm tới đã thúc đẩy lực mua quặng sắt trong phiên hôm qua, do đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất thép.
Giá quặng sắt ở Đại Liên tiếp tục tăng do nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn trong bối cảnh tồn kho thấp và tốc độ tiêu thụ giảm chậm hơn dự kiến do việc cắt giảm sản lượng của một số nhà máy thép.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2024 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 2,12% lên 866 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 25/9.
Nhu cầu mạnh đã đẩy nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc lên mức kỷ lục 876,65 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm nay 2023.
Rio Tinto, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đã báo cáo xuất khẩu quặng sắt tăng 1,2% trong quý 3, do sản lượng tăng tại mỏ Gudai-Darri.
Nhu cầu thép cải thiện cũng thúc đẩy tâm lý thị trường, với khối lượng giao dịch hàng ngày của các sản phẩm thép xây dựng tăng lên 208.200 tấn, cao nhất kể từ tháng 5, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Singapore thay đổi ít ở mức 117,25 USD/tấn, với lo sợ việc tăng lãi suất của Mỹ hạn chế đà tăng.
Thép tại sàn giao dịch Thượng Hải diễn biến trái chiều, thép thanh tăng 0,61%, thép cuộn cán nóng tăng 0,67%, trong khi dây thép cuộn giảm 0,35% và thép không gỉ giảm 0,57%.
Ngọc Ngân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|