GEX ghi nhận thanh khoản kỷ lục, VN-Index rung lắc vùng 1.280 điểm

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm, qua đó xác lập mức đỉnh mới.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 22/3/2023, chỉ số VN-Index ghi nhận tín hiệu tích cực với 342 mã tăng, 98 mã giảm, qua đó tiến lên vùng 1.0 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục đi ngang so với phiên hôm qua, tương ứng 34,7 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, BID,CTG, VCB là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, BID là mã tích cực nhất nhóm khi bất ngờ chạm trần trong phiên giao dịch sáng nay. Ngược chiều, PLX giảm 1,2% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.

GEX ghi nhận thanh khoản kỷ lục, VN-Index rung lắc vùng 1.280 điểm
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch sáng nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sắc xanh với đà tăng tương đối tốt. Theo đó, chỉ số VN-Index đã tạm xác nhận đỉnh mới trong năm 2024 khi chạm mốc 1.284 điểm trong ngày hôm nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc xanh hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà tăng khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn. Cá biệt, PLC bất ngờ tỏa sáng khi tăng trên 6%.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 2%.Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như POM, TIS,... biến động không đáng kể.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sắc xanh là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. BSI là mã tích cực nhất nhóm khi tăng gần %, qua đó tiến sát vùng giá 62.500 đồng

Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục gia tăng đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với các mã cùng ngành như ACB, STB, SHB,... cũng ghi nhận trạng thái tăng điểm với mức độ khác nhau.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên , PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Cuối cùng, tại nhóm Penny, HPX tiếp tục là điểm sáng khi tăng trần với khối lượng dư mua lên tới hàng chục triệu đơn vị. Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh HPX được trở lại giao dịch sau nhiều tháng vắng bóng.

Ngoài ra, lực mua có phần suy yếu tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 22/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 1% - 3%.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng /3, số lượng mã xanh đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến lên vùng điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 121 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, PLC là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, LHC giảm nhẹ với biến động không đáng kể.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 67 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 740 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 6, triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 1,4 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.500 đồng.

Bên cạnh đó, trong phiên cũng tuần, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến giao dịch đặc biệt sôi động tại cổ phiếu GEX của Tập đoàn GELEX. Khối lượng giao dịch lên đến 72 triệu đơn vị, cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này. Giá trị giao dịch tương ứng đạt gần 1.800 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán phiên 22/3.

Mặc dù không thể duy trì sắc tím tuy nhiên cổ phiếu vẫn cho tín hiệu tương đối tốt xét trên góc độ phân tích kỹ thuật. Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh tập đoàn GeLex đặt kế hoạch kinh doanh tích cực cho năm 2024. Trong năm nay, Gelex đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần hợp nhất là 32.303 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.921 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,8% và 37,5% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Định hướng trong thời gian tới, GEX sẽ thông qua các công ty thành viên, tiếp tục phát triển quỹ đất tại các địa phương tiềm năng. Mục tiêu đến năm 2030, GEX có 20 KCN với tổng diện tích tăng thêm từ 2.000-3.000ha.

Ngoài ra, doanh nghiệp có chủ trương chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp tại các dự án năng lượng với Sembcorp Industries, tổng quy mô 245 MW, đang được hệ thống các công ty thành viên vận hành gồm: Điện gió Gelex Quảng trị, Điện gió Hướng Phùng, Thủy điện Sông Bung 4A (Phú Thạnh Mỹ) và Điện mặt trời Ninh Thuận.

Mua gì hôm nay 22/03: DHG, BID, DGC?

DHG, BID, DGC là những cái tên được các CTCK khuyến nghị mua/nắm giữ trong phiên giao dịch 22/03.

Khi dòng tiền bắt đầu khỏe hơn, 3 nhóm ngành nhà đầu tư cần chú ý

Khi dòng tiền đầu cơ và dòng tiền sử dụng đòn bẩy bắt đầu khỏe hơn sẽ chuyển đến nhóm Midcap và Smallcap. Giai đoạn ...

Rộng cửa đón vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Động thái mới đây của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thể hiện quyết tâm về việc nâng hạng thị trường, qua đó thu hút ...

Thành An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán