Gemadept bán thêm cảng Nam Hải, cổ phiếu GMD đứng trước cơ hội thiết lập kỷ lục mới?

(Banker.vn) Với tham chiếu là thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ, thông tin Gemadept muốn bán thêm cảng Nam Hải được giới quan sát kỳ vọng sẽ trở thành trợ lực quan trọng cho kết quả kinh doanh của “ông trùm” cảng biển, đồng thời tiếp sức cho cổ phiếu GMD thiết lập kỷ lục mới về giá.
Gemadept bán thêm cảng Nam Hải, cổ phiếu GMD đứng trước cơ hội thiết lập kỷ lục mới?
Gemadept sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại NHP Corp - đơn vị vận hành quản lý cảng Nam Hải

Mới đây, Công ty CP Gemadept (HOSE: GMD) đã công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Cảng Nam Hải (NHP Corp).

Theo đó, Gemadept sẽ chuyển nhượng toàn bộ 999.800 cổ phần phổ thông đang nắm giữ, tương đương 99,98% tổng số cổ phần của NHP Corp.

Được biết, NHP Corp đang lưu hành 1 triệu cổ phần phổ thông với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần, tương đương vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

Hiện tại, giá chuyển nhượng của Gemadept vẫn chưa được xác định. Sau khi chủ trương chuyển nhượng cổ phần được thông qua, doanh nghiệp này cần có sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo nghị quyết của Gemadept, HĐQT đã uỷ quyền cho Tổng giám đốc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan, lựa chọn các đối tác có nhu cầu và đủ năng lực tài chính để nhận chuyển nhượng cổ phần. Đây cũng sẽ là người quyết định thời điểm cụ thể để chuyển nhượng cổ phần cũng như đàm phán gía chuyển nhượng và các điều kiện, điều khoản của hợp đồng chuyển nhượng sau này.

Theo tìm hiểu, NHP Corp được thành lập ngày 8/6/2007, có trụ sở chính tại số 201 đường Ngô Quyền, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Nam Giang (sinh năm 1977). Báo cáo riêng quý III của Gemadept ghi nhận, tại ngày 30/9, khoản góp vốn vào NHP Corp có giá gốc là hơn 424 tỷ đồng.

Hiện tại, NHP Corp đang vận hành quản lý cảng Nam Hải và cảng cạn Nam Hải (Nam Hải ICD). Trong đó, cảng Nam Hải được Gemadept đầu tư, triển khai xây dựng vào năm 2008, là bước đi chiến lược của “ông trùm” cảng biển trong hành trình “Bắc tiến”. Cảng Nam Hải chính thức đi vào hoạt động năm 2009, có công suất 200.000 teus/năm và có thể đón tàu 1.000 teus.

Còn Nam Hải ICD được đưa vào khai thác từ năm 2015, có tổng diện tích 21ha. Trong đó, diện tích bãi CY 15ha, diện tích kho CFS và ngoại quan 5ha, diện tích khu vực M&R 1ha.

Đáng chú ý, cuối tháng 5 vừa qua, Gemadept cũng đã hoàn tất chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ, một dự án cảng trọng điểm khác tại Hải Phòng và thu về hơn 1.800 tỷ đồng. Nhận chuyển nhượng cảng này là Công ty CP Container Việt Nam (Viconship , HOSE: VCS), Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đoàn Huy và Công ty TNHH Thương mại Kim khí Xuất Nhập khẩu Huy Hoàng.

Như vậy, nếu hoàn tất thoái vốn khỏi NHP Corp, Gemadept sẽ chỉ còn khai thác một cảng duy nhất tại miền Bắc là cảng Nam Đình Vũ. Cần biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 diễn ra hồi tháng 6 vừa qua, ban lãnh đạo Gemadept từng cho biết sẽ dồn lực phát triển cụm cảng Nam Đình Vũ trở thành cảng sông quy mô nhất miền Bắc.

Lãi nghìn tỷ nhờ bán cảng, cổ phiếu lập kỷ lục về giá

Về tình hình kinh doanh của Gemadept, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 ghi nhận doanh thu thuần đạt xấp xỉ 998 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 338 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, bất chấp doanh thu thuần giảm nhẹ 1%, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng đột biến 175%, lên mức 2.890 tỷ đồng. Khấu trừ thuế, doanh nghiệp lãi ròng 2.310 tỷ đồng, tăng 145% so với cùng kỳ.

Đáng nói, động lực chính tạo nên mức tăng trưởng vượt trội này là khoản lợi nhuận 1.844 tỷ đồng mà Gemadept “bỏ túi” sau khi bán cảng Nam Hải Đình Vũ trong quý II.

Cần biết, kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Gemadept là vô cùng tham vọng với mục tiêu doanh thu đạt 3.920 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.136 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh bùng nổ nói trên, dù vẫn còn một quý phía trước, “ông trùm” cảng biến Viẹt Nam đã thực hiện 72% chỉ tiêu doanh thu và vượt 154% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, từ đầu tháng 6, ngay sau khi Gemadept hoàn tất thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ, cổ phiếu GMD lập tức tăng điểm trở lại sau nhịp điều chỉnh xuất hiện hồi đầu tháng 5.

Đến giữa tháng 10, cổ phiếu GMD thiết lập kỷ lục sau hơn 22 năm niêm yết với mức giá 67.000 đồng/cp, bất chấp sự sụt giảm của toàn thị trường.

Gemadept bán thêm cảng Nam Hải, cổ phiếu GMD đứng trước cơ hội thiết lập kỷ lục mới?
Diễn biến cổ phiếu GMD thời gian gần đây

Một nhịp điều chỉnh ngắn hạn đã xuất hiện sau đó, tuy nhiên, trong 2 phiên giao dịch gần đây, kể từ khi thông tin Gemadept muốn bán cảng Nam Hải xuất hiện, cổ phiếu GMD đã lấy lại sắc xanh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/11, mã này ấn định ở mức 63.500 đồng, tăng 42% so với đầu năm, là một trong số ít cổ phiếu tăng trưởng cao trên thị trường. Điều này mở ra hy vọng cho nhà đầu tư về việc cổ phiếu GMD sẽ nhanh chóng lấy lại vùng đỉnh, thậm chí là thiết lập kỷ lục mới về giá.

Năm 2023, Gemadept được dự báo lãi đậm nhờ thương vụ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ

Cảng Nam Hải Đình Vũ là dự án quan trọng của Gemadept suốt nhiều năm qua. Cảng này có tổng mức đầu tư hơn 1.000 ...

GMD bứt tốc vượt đỉnh, nhà đầu tư nên hành động thế nào?

Năm 2023 đang là năm tăng thứ 13 của GMD trong lịch sử giao dịch bắt đầu từ năm 2002. Theo đó, xác suất một ...

GMD, VSC cùng loạt doanh nghiệp cảng biển hưởng lợi thế nào với chính sách mới?

SSI Research cho rằng, với chính sách mới, hầu hết các công ty cảng đã niêm yết (như Gemadept, Container Việt Nam, Cảng Đình Vũ, ...

Thái Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán