'Gã khổng lồ' Novaland 'thấm đòn' khi những chính sách pháp lý được siết chặt

(Banker.vn) Những chính sách về đất đai của Nhà nước siết chặt khiến lợi nhuận biên của Novaland đang từng bước bị thâm hụt, báo hiệu những tổn thất trung và dài hạn đối với “gã khổng lồ” bất động sản này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, các chính sách về đất đai, pháp lý là rào cản lớn đối với ngành bất động sản trong những năm qua và đối với Novaland - tập đoàn có danh mục dự án đang phát triển "đồ sộ" trải dài từ Bắc chí Nam, thiệt hại phải gánh chịu khó có thể định lượng hết.

'Gã khổng lồ' Novaland 'thấm đòn' khi những chính sách pháp lý được siết chặt
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn Novaland

Phát biểu trong một sự kiện diễn ra hồi tháng 2/2023, ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Tập đoàn Novaland cho biết, Novaland đang tồn tại nhiều vấn đề “sống còn” liên quan đến tài sản, nợ trái phiếu và đặc biệt là thủ tục pháp lý ở các dự án.

Đó không phải lần đầu dư luận được nghe về những khó khăn của Novaland. Liên tiếp trong thời gian qua, đã có hàng loạt các cuộc hội thảo diễn ra với nội dung về các phương án “giải cứu” thị trường bất động sản nói chung, hay như tạo cơ hội phục hồi cho các tập đoàn lớn hàng đầu thị trường, như Novaland nói riêng.

Vị Chủ tịch Tập đoàn Novaland từng khẳng định: "Nếu được hỗ trợ cơ chế, doanh nghiệp sẽ tự vượt qua giai đoạn 'sinh tử' này". Đáp lại lời "kêu cứu" của Novaland, Chính phủ đã cho thành lập tổ công tác liên ngành để làm việc với chính quyền địa phương nhằm giải quyết vướng mắc tại các dự án của Tập đoàn Novaland, điển hình như trường hợp tại tỉnh Đồng Nai, và Bình Thuận cách đây ít lâu.

Thế khó của Novaland khiến các cổ đông không an tâm. Trong năm 2022, cổ phiếu NVL "rơi tự do", liên tục trượt dốc với hàng loạt phiên giảm kịch biên độ, qua đó "thổi bay" hơn 140.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường so với thời điểm thị giá đạt "đỉnh". Mức giảm của cổ phiếu NVL mạnh hơn đáng kể nếu nhìn sang các đối thủ cạnh tranh khác, như "ông lớn" địa ốc Phát Đạt hay Khang Điền.

Có quan điểm cho rằng, dù những dự án trọng điểm của Novaland có được tháo gỡ pháp lý, nhưng khả năng tập đoàn tạo ra được đột biến trong ngắn hạn là tương đối thấp. Bởi, trong bối cảnh hiện tại, thị trường bất động sản vẫn đang trong trạng thái trầm lắng, thanh thoản thưa thớt, bất chấp những động thái hỗ trợ, giảm lãi suất của ngành ngân hàng.

Chẳng hạn, theo báo cáo của DKRA, ở TP.HCM và các vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới và lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức thấp so với quý I/2022. Các loại hình Bất động sản nghĩ dưỡng, căn hộ, biệt thự, nhà phố/shophouse, phân khúc condotel… ghi nhận nguồn cung lẫn sức cầu giảm từ 40 - 90%. Thậm chí, ở phân khúc biệt thự nghĩ dưỡng ghi nhận sức giảm thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Đồng thời, DKRA cũng nhận định, thời gian tới thị trường Bất động sản cũng không mấy sáng sủa khi tiếp tục đi ngang và chịu sự tác động trước áp lực chi phí đầu vào, lãi vay, chi phí pháp lí dự án…

Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, năm 2033 sẽ là năm tiếp tục gặp khó khăn với nguồn cung hạn chế, tính thanh khoản thấp. Thời điểm phục hồi thị trường sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tín dụng, Luật đất đai sửa đổi cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý để khơi thông nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường.

Theo báo cáo của FiinGroup, doanh nghiệp Bất động sản sẽ đối mặt với 3 thách thức lớn là: Chủ đầu tư gặp khó trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt tín dụng Bất động sản, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục bị giám sát chặt chẽ, dự án vướng pháp lý chậm được tháo gỡ dẫn đến lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà và nguồn cung mới chưa thể cải thiện.

Trước tình hình khó khăn, Novaland đã chủ động tái cơ cấu lại bộ máy, bổ nhiệm hàng loạt các nhân sự cấp cao và đưa ra những giải pháp cấu trúc tài chính. Đồng thời, tập trung xây dựng các dự án trọng điểm, phối hợp tháo gỡ, hoàn thiện pháp lý các dự án ở các địa phương.

Giá cổ phiếu hiện tại của Novaland đã “lao dốc” hơn 80% kể từ năm 2022 kéo theo hàng loạt các tổ chức, cá nhân (trong đó có bà Cao Thị Ngọc Sương, vợ ông Bùi Thành Nhơn) “thoát hàng”.

CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh: Ngân hàng không có sức ép về nợ xấu với Novaland, 100% trái phiếu có tài sản bảo đảm

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên chiều ngày 18/4, CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh, cho biết phía ngân hàng không có ...

Novaland, TPbank và Ricons hợp sức phát triển hoàn thiện dự án The Grand Manhattan quy mô 14.000m2 giữa lòng TP.HCM

Ngày 19/4/2023, Novaland cùng ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons (Ricons) đã ký kết thỏa thuận ...

Chậm nộp báo cáo tài chính, cổ phiếu NVL bị đưa vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố quyết định chuyển cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ...

Hải Âu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán