"Gà đẻ trứng vàng" Skypec của Vietnam Airlines làm ăn thế nào?

(Banker.vn) Sắp tới, Skypec - “gà đẻ trứng vàng” của Vietnam Airlines sẽ được chuyển về Petrovietnam nhằm hỗ trợ tái cơ cấu hãng hàng không quốc gia và phát triển năng lực của Petrovietnam trong chuỗi sản xuất, cung ứng xăng dầu.
Skypec - "gà đẻ trứng vàng" của Vietnam Airlines

Mới đây, tại cuộc làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty về sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo chuyển Công ty Nhiên liệu hàng không (Skypec) từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Đây là nhiệm vụ đã được giao cho hai tập đoàn này vào tháng 9/2022.

Trước đó, hồi đầu tháng 2/2023, Vietnam Airlines đã thông báo mời các đơn vị tư vấn lập, triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Skypec. Động thái này là được coi là một trong những nỗ lực tự thân của hãng hàng không quốc gia nhằm khắc phục những khó khăn tài chính như âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế hàng chục nghìn tỷ đồng. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào quý I/2023 tới quý I/2023, Vietnam Airlines đã trải qua 13 quý thua lỗ liên tiếp.

Nếu thương vụ thoái vốn khỏi Skypec diễn ra thành công, kết quả kinh doanh cả năm 2023 của hãng bay này có thể được cải thiện phần nào. Tuy vậy, Skypec chuyển về Petrovietnam cũng đồng nghĩa với việc Vietnam Airlines mất đi “con gà đẻ trứng vàng”.

Hiện tại, Skypec được đánh giá là đơn vị hoạt động hiệu quả hàng đầu trong hệ sinh thái của hãng hàng không quốc gia khi đem về khoản lợi nhuận đáng kể cho Vietnam Airlines, trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Skypec kinh doanh thế nào?

Skypec tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1993 với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng do Vietnam Airlines sở hữu 100%. Sau đó, Skypec được nâng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.

Được biết, công ty con của Vietnam Airlines này có mạng lưới ở 18 cảng hàng không trong nước với hệ thống kho có sức chứa 210.000m và cũng đang hoạt động tại 4 sân bay lớn ở Hàn Quốc. Ngoài cung cấp cho các hãng bay nội địa, Skypec còn bán nhiên liệu bay cho gần 100 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác tại Việt Nam.

Được biết, Skypec có năng lực phục vụ trên 214.000 chuyến bay/năm với tổng sản lượng trên 2 triệu tấn và mức tăng trưởng trên 10% mỗi năm. Đơn vị nhiên liệu hàng không này sở hữu mạng lưới ở 18 cảng hàng không trong nước với hệ thống kho có sức chứa lên tới 210.00m3 và 4 sân bay quốc tế ở Hàn Quốc. Theo đó, Skypec không chỉ cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không Việt Nam mà phục vụ 100 hãng bay nước ngoài.

Trước khi Petrolimex Aviation xuất hiện vào năm 2008, Skypec gần như độc quyền cung cấp nhiên liệu tại các sân bay Việt Nam. Tới thời điểm hiện tại, dù đang phải cạnh tranh với Petrolimex song Skypec vẫn nắm thị phần lớn hơn.

Nhờ đó, giai đoạn 2017 - 2019, doanh thu của Skypec luôn tăng trưởng tỷ lệ thuận với sự phát triển của thị trường hàng không, đều đặn thu về hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm. Đáng chú ý, năm 2019, với việc bán ra hơn 1,8 triệu m3, nhiều hơn đối thủ Petrolimex Aviation gần nửa triệu m3, doanh thu của Skypec đạt 29.400 tỷ đồng, qua đó lập đỉnh lợi nhuận với khoản lãi trước thuế hơn 650 tỷ đồng. Theo đó, Vietnam Airlines cũng “bỏ túi” 495 tỷ đồng.

Các năm 2017 - 2019, Skypec đều đặn thu về hơn 20.000 tỷ đồng/năm.

Giai đoạn 2020 - 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kết quả kinh doanh của Skypec có phần đi xuống. Dù vậy, nếu so với nhiều doanh nghiệp phụ trợ khác trong ngành hàng không, doanh nghiệp này vẫn “khấm khá” hơn khi “làm ăn” ra lãi. Năm 2020, với hơn 0,9 triệu m3 nhiên liệu bán ra thị trường, Skypec mang về 11.200 tỷ doanh thu và 31 tỷ đồng tiền lãi trước thuế.

Năm 2021, mặc dù sản lượng giảm xuống 0,65 triệu m3, kéo doanh thu “đi lùi” nhưng với 9.823 tỷ doanh thu đạt được, Skypec đã đóng góp tới 30% doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế của Skypec tăng trưởng đến hơn 225%, đạt 101 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết, kết quả này là nhờ việc thực hiện tiết kiệm chi phí và tối ưu quản lý hàng tồn kho.

Trong khi đó, một số công ty khác có vốn góp của Vietnam Airlines đồng loạt báo lỗ, bao gồm Nasco lỗ 128 tỷ, NCS lỗ 76 tỷ, VACS lỗ 54 tỷ.

Bình quân

Skypec vẫn kinh doanh có lãi trong giai đoạn dịch bệnh

Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn chưa công bố số liệu hoạt động của Skypec năm 2022. Tuy nhiên, tại một hội nghị đầu năm nay, lãnh đạo Skypec cho biết năm 2022, sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp lần lượt đạt 101% và xấp xỉ 180% kế hoạch. Nếu xét theo kế hoạch năm 2022 của Skypec với mục tiêu lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, ước tính, trong năm vừa qua, doanh nghiệp có thể lãi gần 180 tỷ đồng.

Kinh doanh tiếp tục thua lỗ, Vietnam Airlines (HVN) muốn "bán con"?

Skypec là công ty con do Vietnam Airlines nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không ...

Cổ phiếu HVN vào diện kiểm soát, Vietnam Airlines nói gì?

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) vừa có báo cáo giải trình và biện pháp khắc phục tình ...

Ông Nguyễn Minh Hải - người cũ của Vietnam Airlines sang làm 'sếp' Bamboo Airways

Ông Nguyễn Minh Hải sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Bamboo Airways kể từ ngày 24/5/2023, ông Hải từng có 25 năm kinh ...

Thái Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục