First Real (FIR): Hiện tượng 'lạ' của TTCK và nỗi băn khoăn về chất lượng tài sản |
Quý I niên độ 2022-2023, doanh thu thuần của FIR đạt 55 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 36 tỷ đồng, giảm 34%.
Trong quý, công ty có 4 tỷ đồng doanh thu tài chính, song phải chịu 12 tỷ đồng chi phí tài chính, 6 tỷ đồng chi phí quản lý cùng gần 3 tỷ lỗ khác. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 18 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng, giảm 42%.
Tại ngày kết thúc năm 2022, tổng tài sản của FIR đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm tài chính. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 11%, đạt 836 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 4%, còn 357 tỷ đồng.
Quý I, lãi trước thuế của FIR giảm 45%, giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu lên tới 89% tổng tài sản. Ảnh minh hoạ |
Tổng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.193 tỷ đồng, chiếm tới 89% tổng tài sản, phản ánh chất lượng tài sản không tốt. Xuyên suốt nhiều năm qua, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tổng tài sản của First Real. Chẳng hạn giai đoạn 2018 - 2022, giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn lần lượt đạt 86%, 87%, 67%, 72% và 78% tổng tài sản.
Việc duy trì hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn đã ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của First Real. Cụ thể, dòng tiền kinh doanh trong quý I của FIR âm 62 tỷ đồng (cùng kỳ âm 6 tỷ đồng), chủ yếu do tăng các khoản phải thu (85 tỷ đồng), chi trả lãi vay (11 tỷ đồng). Dòng tiền đầu tư chỉ vài tỷ đồng nên để bù đắp, FIR phải tăng cường đi vay. Dòng tiền vay/trả đã đạt tới 124 tỷ đồng/104 tỷ đồng, tăng lần lượt 3,3 lần và 5,4 lần so với cùng kỳ.
Kể từ năm 2016 tới nay, chỉ có 2 năm (2019 và 2020) ghi nhận dòng tiền kinh doanh dương, còn lại dòng tiền kinh doanh của công ty địa ốc này âm triền miên. Năm 2022, dòng tiền kinh doanh âm nặng tới 292 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 44 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 đạt 597 tỷ đồng, 8% so với đầu năm tài chính. Cơ cấu nợ có điểm đáng chú ý là sự gia tăng của khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, tăng 33%. Nợ vay đạt 366 tỷ đồng, tăng 6%.
Vốn chủ sở hữu đạt 737 tỷ đồng, tăng 2%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,81 lần.
Nhìn lại năm 2022, trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, nhiều cổ phiếu bất động sản đã giảm giá rất sâu thì cổ phiếu FIR lại diễn biến ngược dòng, xuất sắc trở thành một trong số mã cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất thị trường.
Ước tính, cổ phiếu FIR đã tăng 76,8% từ mức 26.757 đồng/đơn vị (mức đáy chốt phiên 17/1/2022) lên 47.300 đồng/đơn vị (giá đóng cửa ngày 30/12/2022).
Một trong số lực đẩy giúp giá cổ phiếu FIR tăng cao đến từ kết quả kinh doanh khả quan trong năm tài chính vừa qua (1/10/2021 - 30/9/2022). Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đều tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước; lần lượt tăng 96% và 186% lần, đạt 384,5 tỷ đồng và 114,5 tỷ đồng, hoàn thành 85% mục tiêu doanh thu và 95% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Yến Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|