Fed tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm

(Banker.vn) (thitruongtaichinhtiente.vn) - Trong thông báo ngày 4/5, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lên nửa điểm phần trăm, đáp ứng với kỳ vọng của thị trường trước đó.

Ngày 4/5, Fed thông báo tăng lãi suất lên nửa điểm phần trăm. Có thể nói đây là động thái mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống lạm phát của Fed trong thời gian qua.

“Lạm phát đang ở mức quá cao và chúng tôi hiểu những khó khăn người dân gặp phải. Chúng tôi đang khẩn trương hành động để giảm lạm phát”, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo mà ông muốn “trực tiếp nói với người dân Mỹ”.

Cùng với việc tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết sẽ bắt đầu thu hẹp lượng tài sản nắm giữ trên Bảng cân đối kế toán trị giá 9.000 tỷ USD. Trước đó, Fed đã mua trái phiếu để giữ lãi suất ở mức thấp và dòng tiền chảy vào nền kinh tế, nhưng sự gia tăng giá tiêu dùng khiến Fed phải “mạnh tay” hơn về chính sách tiền tệ.

Kế hoạch cho việc thu hẹp Bảng cân đối kế toán sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, bởi Fed sẽ đặt ra mức giới hạn cho lợi suất đầu tư trái phiếu đáo hạn để tung ra thị trường hàng tháng trong khi tái đầu tư phần còn lại. Bắt đầu từ ngày 1/6, Fed sẽ lên kế hoạch mua 30 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 17,5 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp. Sau ba tháng, giới hạn đối với trái phiếu kho bạc sẽ tăng lên 60 tỷ USD và 35 tỷ USD cho các khoản thế chấp.

Thị trường đã chuẩn bị tinh thần cho động thái trên dù phải đối mặt với nhiều biến động trong một năm qua. Các nhà đầu tư đã tin tưởng Fed sẽ đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, nhưng lạm phát tăng cao đòi hỏi phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn.

Sau thông báo ngày 4/5, giá cổ phiếu tăng lên trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mức cao trước đó.

Thị trường hiện kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ trong những tháng tới, với mức tăng 75 điểm cơ bản có thể xảy ra vào tháng 6. Theo dữ liệu của CME Group, việc tăng lãi suất ngày 4/5 sẽ đẩy lãi suất quỹ liên bang lên khoảng 0,75 -1% và giá trị thị trường có thể tăng lên 3 -3,25% vào cuối năm.

Tuyên bố ngày 4/5 cũng lưu ý về hoạt động kinh tế “giảm trong quý đầu tiên” nhưng “chi tiêu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh vẫn mạnh mẽ”, lạm phát “vẫn ở mức cao”. Cuối cùng là đề cập đến sự bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc và những nỗ lực của chính phủ để giải quyết tình hình. 

“Các sự kiện phong tỏa liên quan đến COVID-19 ở Trung Quốc có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Ủy ban rất chú ý đến rủi ro lạm phát.” Ông Powell nói.

Mức tăng 50 điểm cơ bản là mức tăng lớn nhất mà Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thực hiện kể từ tháng 5/2000. Khi đó, Fed đang chống lại thảm họa “bong bóng Dotcom” vào thời kỳ đầu của Internet. 

Nhưng lần này tình hình có đôi chút thay đổi. Năm 2020, khủng hoảng đại dịch xảy ra, Fed đã hạ lãi suất xuống phạm vi 0-0,25%, đề ra kế hoạch mua trái phiếu, và tăng hơn gấp đôi bảng cân đối kế toán lên khoảng 9.000 tỷ USD. Đồng thời, Hạ viện Mỹ đã thông qua một loạt dự luật hơn 5.000 tỷ USD nhằm phục hồi nền kinh tế.

Những động thái chính sách đó xảy ra vào thời điểm chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và nhu cầu hàng hóa tăng cao. Theo chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động, lạm phát trong khoảng 12 tháng đã tăng 8,5% vào tháng 3. 

Các quan chức Fed trong nhiều tháng đã coi việc lạm phát tăng là “nhất thời”, sau đó đã phải suy nghĩ lại về quan điểm đó khi áp lực lạm phát không thuyên giảm.
 

Theo:
    Bài cùng chuyên mục