FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục

(Banker.vn) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm vào Việt Nam ghi nhận những kết quả rất lớn, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại đối với nền kinh tế gần 100 triệu dân ngày một tăng.
FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
Tình hình thu hút vốn FDI diễn ra khá tích cực

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính tới ngày 20/09/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
FDI vào Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD sau 9 tháng

Trong đó, chỉ có vốn đầu tư điều chỉnh sụt giảm giá trị so với cùng kỳ, còn vốn đầu tư mới góp vốn mua cổ phần đều tăng.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tăng 66,3% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,23 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ.

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong khi đó, số lượng giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm nhẹ 5,9% so với cùng kỳ. Dù vậy, tổng giá trị vốn góp mua cổ phần vẫn đạt hơn 4,82 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ.

Trái ngược với đà tăng của hai hạng mục nói trên, vốn đăng ký điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài trong 9 tháng đầu năm lại sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ, ở mức 37,3%, xuống còn 5,15 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, mức giảm này đã cải thiện đáng kể so với các tháng trước đó.

Ngoài ra, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

Đặc biệt, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tăng 2,2%, lên mức 15,9 tỷ USD, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với 8 tháng đầu năm. Đây cũng là mức cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2023.

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
Giải ngân vốn FDI trong 9 tháng năm 2023 cao kỷ lục, đạt gần 16 tỷ USD

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 69,3% tổng vốn FDI

Xét theo lĩnh vực, các nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” vốn vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ.

Xếp ở vị trí thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% cơ cấu. Đáng chú ý, mức vốn này đã giảm 45% so với cùng kỳ.

Bám đuổi ở vị trí thứ ba là ngành tài chính ngân hàng. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư đăng ký của ngành này đã tăng tới 63,8 lần, lên mức 1,54 tỷ USD.

Trong khi đó, ngàn bán buôn, bán lẻ xếp thứ 4 với tổng vốn đăng ký đạt gần 734 triệu USD, tương ứng mức tăng trưởng 18,7% so với cùng kỳ, còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 32,6%) và điều chỉnh vốn (chiếm 56,3%). Trong khi đó, ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 41,4%).

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực

Hà Nội “hút” nhiều vốn nhất

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,53 tỷ USD, chiếm gần 12,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,21 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 82,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là TPHCM, Bắc Giang, Bình Dương,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (38,2%), số lượt dự án điều chỉnh (23%) và góp vốn mua cổ phần (66,3%).

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Các nhà đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Trong 9 tháng đầu năm 2023, có tổng cộng 102 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đáng chú ý, các nhà đầu tư đến từ Châu Á và các đối tác đầu tư truyền thống, bao gồm Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 78,8% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Trong đó, mặc dù tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đã giảm 15,2% so với cùng kỳ nhưng Singapore vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với nguồn vốn tài trợ là 3,98 tỷ USD, chiếm hơn 19,7% tổng vốn FDI.

Với tổng vốn đầu tư tăng đột biến 94,9%, lên mức 2,92 tỷ USD, Trung Quốc chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư, là nhà đầu tư lớn thứ hai. Xếp ở vị trí thứ ba là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,9 tỷ USD, chiếm hơn 14,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51% so với cùng kỳ. Theo sau lần lượt là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Còn nếu xét về số lượng dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 21,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 28,5%).

FDI sau 3 quý đầu 2023 của Việt Nam vượt mốc 20 tỷ USD, mức giải ngân đạt kỷ lục
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Kiểm toán nhập cuộc, doanh nghiệp FDI ngành dây cáp điện "đổi màu" từ lãi sang lỗ

Lợi nhuận sau thuế sau soát xét của Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA) bị điều chỉnh từ 1,6 tỷ đồng xuống âm ...

Bất động sản KCN chuẩn bị đón sóng đầu tư FDI lớn, cơ hội ló rạng cho SIP, NTC và KBC

Công ty Chứng khoán VDSC cho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho một làn sóng đầu tư FDI mới, sau ...

Nghệ An bứt tốc thu hút vốn FDI, vươn lên đứng thứ 8 cả nước

UBND tỉnh Nghệ An vừa tổ chức trao giấy Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Sunny thực hiện Dự án đầu ...

Thái Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán